Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Thử nghiệm một cơ chế IPO mới
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Hiện tại cơ chế đấu giá phát hành cổ phần lần đầu (IPO) tại Việt Nam đang bộc lộ một số khuyết điểm khiến cho nhiều người đề nghị thay đổi một số quy định, như tăng tiền đặt cọc, đặt giá trần của đợt đấu giá. Bài viết này trước tiên xin nhìn về cách làm của các nước đối với phát hành lần đầu, rồi nhìn lại xem Việt Nam có thể học hỏi gì từ đó | Một điều đáng lưu ý là một số thủ tục trong cơ chế này không xa lạ với giới đầu tư Việt Nam như tổ chức “roadshow”, cũng có phát hành cáo bạch. Điều khác biệt chỉ là các công ty bảo lãnh phát hành hay tư vấn phát hành sẽ đề nghị các nhà đầu tư cho biết số cổ phiếu muốn mua và mức giá cao nhất mình chấp nhận mua (đôi khi chỉ yêu cầu biết giá cao nhất muốn mua đối với tổ chức). Những số liệu này chỉ mang tính chất cung cấp thông tin, không phải là những lệnh mua bán thật sự (các thông tin này một số nước như Ấn Độ xem tương đương như lệnh mua, nhưng nhà đầu tư có thể hủy bỏ hoặc từ chối mua trước một ngày quy định, mà không phải ký quỹ, không bị phạt.). Thông qua các thông tin này, công ty bảo lãnh phát hành sẽ xác định mức cầu của thị trường. Sau đó, thông qua thẩm định về tổng mức cầu, chất lượng và tính đáng tin cậy của các nhà đầu tư, mức giá mà công ty phát hành cổ phiếu mong muốn. công ty tư vấn phát hành sẽ xác định mức giá phát hành, và bắt đầu phân bổ cổ phiếu cho nhà đầu tư. Việc thanh toán diễn ra sau khi số cổ phiếu phân bổ được chấp nhận mua (quy trình về thanh toán có thể khác nhau giữa các nước).