Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Kỹ thuật trồng, thâm canh cây Bưởi Diễn

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bưởi diễn rất dễ trồng, là loại hoa quả sạch, bổ dưỡng. 1. Giống : Để có những sản phẩm bưởi diễn chất lượng cao đáp ứng được các yêu cầu | Kỹ thuật trồng, thâm canh cây Bưởi Diễn Bưởi diễn rất dễ trồng, là loại hoa quả sạch, bổ dưỡng. 1. Giống : Để có những sản phẩm bưởi diễn chất lượng cao đáp ứng được các yêu cầu của thị trường trong nước và phục vụ xuất khẩu, nhà nông cần chú ý tới xuất xứ và chất lượng giống. Thực tế cho thấy, phần chi phí về giống rất nhỏ so với các chi phí khác như: nhân công, phân bón, thuốc trừ sâu, đất đai Sản phẩm Bưởi Diễn chất lượng cao. 2. Đất trồng Bưởi Diễn : - Đất trồng Bưởi Diễn có tầng dầy từ 1m trở lên, kết cấu xốp để giữ màu, giữ mùn, các chất dinh dưỡng và thoát nước tốt. Độ PH thích hợp từ 5,5 - 6,5. Không nên trồng nơi đất trống nhiều gió sẽ bị ảnh hưởng làm quả dễ bị rơi rụng, đối với các trang trại riêng lẻ ngoài cánh đồng trống nên trồng xen các loại cây cản gió. - Đối với vùng gò đồi cao cần chú ý tới việc đảm bảo nước tưới cho Bưởi Diễn nhất là giai đoạn 3 năm đầu mới trồng cây chưa khép tán và giai đoạn nuôi quả từ tháng 4 đến tháng 9 âm lịch. 3. Kỹ thuật trồng, chăm Bưởi Diễn : a. Đào hố : Nên trồng mật độ là (5 x 5) mét 1 cây. Hố đào (0,8 x 0,8)m hoặc (1 x 1 x 1) m, mỗi hố nên bón lót từ 50-80kg phân chuồng hoai mục, 1-2kg Supe lân, 0,5kg Kali Sunphát và 1kg vôi bột. Các loại phân này trộn đều với đất lấp cao hơn miệng hố 10-15cm. b. Cách trồng : Đặt cây giống giữa hố, tháo bỏ nilon và dây buộc, lấp đất kín gốc cao hơn cổ rễ 2-3cm. Dùng cọc cắm chéo xa gốc bưởi và buộc dây định vị đề phòng gió lay lỏng gốc. Dùng cỏ khô, rơm rạ phủ gốc giữ ẩm cho cây. Tưới liên tục buổi sáng hoặc chiều tối (tuần mới trồng đầu tiên). c. Chăm sóc : - Giai đoạn từ khi có lộc mùa xuân và nuôi quả nhỏ tới tháng 8 âm lịch cây cần nhiều nước, nếu thiếu nước lá cây sẽ héo, quả vàng và rụng. Từ tháng 10 trở đi tới khi thu hoạch quả không nên tưới nước cho Bưởi Diễn. - Cắt tỉa cành tạo tán cho cây thông thoáng, bỏ các cành bị sâu bệnh, thường xuyên sới cỏ dại xung quanh cây. - Bón phân thường xuyên trong năm vào thời kỳ sau thu hoạch. Lượng phân bón tỷ lệ cân đối : 10 phân chuồng + 10 phân lân + 3 đạm + 3 Kali tuỳ theo cây to, nhỏ và khả năng hiện có. Khi bón, cuốc rãnh rộng 25-30cm, sâu 30cm (từ mép tán lá chiếu xuống đất) và lấp kín. 4. Phòng trừ sâu bệnh : Bưởi Diễn thường bị một số loại sâu bệnh phá hoại như : Bệnh nấm, sâu vẽ bùa, sâu đục thân, cành, nhện đỏ, nhện trắng, ruồi đục quả, bệnh chảy gôm, bệnh khô cành, quả ám khói - Bệnh nấm : Trên lá có đốm màu gỉ sắt, thân có các đốm đen. Sử dụng thuốc SCORE hoặc Sun phát đồng 1% phun 3 ngày một lần cho tới khi khỏi bệnh. - Bệnh sâu đục thân, cành : Quét vôi vào gốc cây và thân cây, dùng xilanh tiêm phun trực tiếp vào lỗ sâu đục bằng thuốc Supracide 0,2%. - Sâu vẽ bùa : Dùng Selecron phun lên lá. Thuốc này có tác dụng với cả sâu ăn lá, nhện đỏ và các loại sâu khác. - Rệp : Khi phát hiện có rệp, phun ngay Selecron ba ngày liên tục. - Ruồi đục quả hút dịch làm quả thối, thời gian xuất hiện vào tháng 7-10. Dùng bả Naled 5% + Metyl Eugnol 95% cho 100m2. - Bọ xít các loại : Phun Sherpa 0,2% hoặc Dipterex 0,3%. Ngoài ra nếu thấy các loại côn trùng ít có thể bắt bằng tay và tiêu diệt. - Bệnh muội đen thân, cành, lá, quả. Thời gian xuất hiện từ tháng 2-10. Phun Boocdo 1% hoặc Sun phát đồng 1% kết hợp với cắt tỉa cho thưa tán lá, cành. - Bệnh chảy mủ gôm : Thời gian gây hại từ tháng 4, 5, 9, 10. Phun Aliette 0,3% lên thân, cành tuần 1 lần cho tới khi khỏi v.v Theo dongtamxanh.com.vn