Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tính tất yếu, mục tiêu, đặc trưng, bản chất, nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Trong bài viết "Tính tất yếu, mục tiêu, đặc trưng, bản chất, nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam", tác giả làm rõ tính tất yếu, mục tiêu cũng như đặc trưng, bản chất và nhiệm vụ của con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trên cơ sở đó phân tích những định hướng trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong tương lai. Mời các bạn cùng tham khảo! | KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TÍNH TẤT YẾU MỤC TIÊU ĐẶC TRƯNG BẢN CHẤT NHIỆM VỤ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM Phan Thị Hà Trần Văn Viễn Lê Trọng Hưng Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh Phân hiệu Vĩnh Long Tác giả liên hệ Phan Thị Hà email hapht@ueh.edu.vn Tóm tắt Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu và lý tưởng của toàn Đảng và toàn dân ta. Từ khi ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo toàn dân đấu tranh giành độc lập thống nhất đất nước dựng nên nhà nước dân chủ cộng hòa tiến hành công cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nhằm thực hiện lý tưởng cao đẹp của toàn Đảng toàn dân xây dựng Việt Nam thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh. Trong bài viết này chúng tôi làm rõ tính tất yếu mục tiêu cũng như đặc trưng bản chất và nhiệm vụ của con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trên cơ sở đó phân tích những định hướng trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong tương lai. Từ khóa Chủ nghĩa xã hội tính tất yếu mục tiêu đặc trưng bản chất. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong công cuộc đổi mới của đất nước ta việc định hướng con đường đi lên CNXH ở Việt Nam do Đảng ta lãnh chỉ đạo đã đạt được những thắng lợi này đến đến những thắng lợi khác có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Bắt đầu từ khi Đảng ta tiến hành đổi mới và tổ chức thành công Đại hội VI sự đổi mới đó cho đến bây giờ có rất nhiều các hội thảo nhìn nhận và bàn luận về con đường đi lên CNXH ở Việt Nam có nhiều ý kiến thể hiện sự hoài nghi dao động về con đường đi lên CNXH mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn. Đặc biệt vào giai đoạn những năm cuối của thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX lúc này CNXH ở Liên Xô và các nước Đông Âu rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Tuy nhiên với bản lĩnh chính trị vững vàng và kiên định mục tiêu lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin làm kim chỉ nam cho hành động từ đó để Đảng ta thực hiện mục tiêu lý tưởng về độc lập dân tộc gắn liền với CNXH với sự kiên trì đó Đảng ta đã