Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Kiến Trúc Cổ Truyền Việt Nam
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Kiến Trúc Cổ Truyền Việt Nam Có gì lạ không khi vừa mới đây Viện Kiến trúc Quy hoạch Ðô thị và Nông thôn phát động cuộc thi "Tìm hiểu kiến trúc cổ truyền Việt Nam"? Cuộc thi phát động từ ngày 30-5 đến 30-6-2009, đề ra hẳn một mục tiêu là thu thập dữ liệu về thiết kế kiến trúc truyền thống của dân tộc. | Kiến Trúc Cổ Truyền Việt Nam Có gì lạ không khi vừa mới đây Viện Kiến trúc Quy hoạch Đô thị và Nông thôn phát động cuộc thi Tìm hiểu kiến trúc cổ truyền Việt Nam Cuộc thi phát động từ ngày 30-5 đến 30-6-2009 đề ra hẳn một mục tiêu là thu thập dữ liệu về thiết kế kiến trúc truyền thống của dân tộc. Vậy là chúng ta mấy chục năm qua vẫn hiểu chưa nhiều về những tinh hoa kiến trúc còn nằm rải rác trên khắp vùng miền đất nước. Chùa Tây Phương. Di sản kiến trúc cổ truyền của chúng ta thật ra còn lại những gì Hẳn không nhiều và không phải là những công trình tiêu biểu nhất. Người ta hiện còn biết rất ít và cũng nhiều điều người ta chưa biết gì về kiến trúc các cung điện thời Lý - Trần được xem là thời kỳ văn minh nhất của Đại Việt và được sử sách khen ngợi là trước đó chưa hề có sánh ngang cùng Trung Hoa phương bắc. Những nền đất còn lại của các ngôi chùa thời kỳ này như chùa Phật Tích chùa Dâu. có thể chứng minh. Tuy vậy những gì còn lại tại Việt Nam ngày nay cũng đủ để người ta biết cách thức xây dựng trong dân gian và những quy định trong cấu tạo kiến trúc thời xưa được gọi là kiến trúc cổ Việt Nam . Các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng quá trình phát triển nền kiến trúc cổ Việt Nam gắn liền với môi trường thiên nhiên và hoàn cảnh kinh tế - xã hội. Những công trình thiết kế kiến trúc cổ hầu hết được xây dựng trong thời kỳ phong kiến - chủ yếu là trước thế kỷ 19. Dù là công trình nhỏ bé như kiến trúc dân gian hoặc đồ sộ phức tạp như kiến trúc cung đình vật liệu xây dựng sẵn có ở địa phương đã được khai thác và sử dụng phổ biến và rộng khắp. Trải qua nhiều triều đại nhiều thế kỷ với bao thăng trầm lịch sử đến ngày nay các công trình đã trải qua nhiều lần trùng tu sửa chữa để tồn tại một số còn giữ được cốt cách nguyên sơ song cũng có nhiều công trình bị pha tạp do nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Tuy nhiên những công trình này vẫn là dấu tích cụ thể ghi lại chặng đường sáng tạo và lao động nghệ thuật mang dấu ấn lịch sử dân tộc rất rõ nét. Khi nói về kiến trúc cổ