Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Sức mạnh của giáo dục văn hóa dân tộc: Định hướng thế hệ tương lai
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết "Sức mạnh của giáo dục văn hóa dân tộc: Định hướng thế hệ tương lai" tìm hiểu về lợi ích của giáo dục văn hóa dân tộc, chiến lược thực hiện giáo dục văn hóa dân tộc, và thảo luận về sự tác động của giáo dục văn hóa dân tộc là nhiều mặt và mở rộng đến nhiều khía cạnh khác nhau của sự phát triển cá nhân và xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo! | SỨC MẠNH CỦA GIÁO DỤC VĂN HOÁ DÂN TỘC ĐỊNH HƯỚNG THẾ HỆ TƯƠNG LAI ThS. H Lan Êban47 TÓM TẮT Việc đưa giáo dục giá trị văn hóa nói chung và giáo dục văn hóa dân tộc nói riêng để dạy trẻ em và thanh thiếu niên đánh giá cao sự đa dạng và coi trọng sự khác biệt là việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa. Giáo dục giá trị văn hóa dân tộc có tiềm năng định hướng thế hệ tương lai bằng cách thúc đẩy một xã hội bao dung và hòa nhập hơn giúp thế hệ trẻ nhận ra được những giá trị của bản thân giúp các em có suy nghĩ thái độ và hành động tích cực. Mỗi nước xuất phát từ hình ảnh cụ thể về con người mong muốn mà giáo dục có sứ mệnh hình thành để đặt ra các mục tiêu cụ thể cho giáo dục giá trị văn hóa. Bài viết tìm hiểu về lợi ích của giáo dục văn hoá dân tộc chiến lược thực hiện giáo dục văn hoá dân tộc và thảo luận về sự tác động của giáo dục văn hóa dân tộc là nhiều mặt và mở rộng đến nhiều khía cạnh khác nhau của sự phát triển cá nhân và xã hội. TỪ KHÓA Giáo dục văn hóa dân tộc định hướng thế hệ trẻ. 21. Đặt vấn đề Vấn đề gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc giáo dục giá trị văn hoá truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ là vấn đề được Đảng Nhà nước và xã hội ta rất quan tâm. Các giá trị văn hóa của mỗi dân tộc đều có sức sống riêng tạo nên bản sắc tính đa dạng và sự khác biệt của chính dân tộc đó. Thực tế hiện nay cho thấy sự hiểu biết của thế hệ trẻ đặc biệt là học sinh sinh viên về văn hóa dân tộc còn nhiều hạn chế. Do vậy cần phải giáo dục giá trị văn hóa dân tộc cho thế hệ trẻ nói chung và cho học sinh sinh viên nói riêng để góp phần củng cố lòng tin và niềm tự hào của thế hệ trẻ vào các giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Giáo dục văn hóa còn được gọi là kiến thức văn hóa hoặc nhận thức văn hóa đề cập đến việc tiếp thu kiến thức và hiểu biết về các nền văn hóa khác nhau bao gồm lịch sử truyền thống phong tục nghệ thuật và cấu trúc xã hội. Giáo dục giá trị văn hóa nói chung và giáo dục văn hóa dân tộc nói riêng có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của mỗi quốc gia.