Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Sự đan xen khuôn mẫu và biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Việc trình bày hay lập mã thông tin được thực hiện khác nhau trong các lĩnh vực giao tiếp khác nhau. Chẳng hạn, trong lĩnh vực sản xuất - công nghệ người ta thường dùng lối miêu tả kê khai: Tên gọi . Đặc điểm. Trọng lượng Chức năng . Người sản xuất. Dưới đây là những dòng chữ được ghi trong một giấy chứng nhận sáng chế: " Chiếc đèn nháy điện tử có tên gọi là " Electron " do nhà máy điện quang Washington sản xuất là một dụng cụ có trọng lượng 250 g, có khả năng. | SỰ ĐAN XEN KHUÔN MẪU VÀ BIỂU CẢM TRONG NGÔN NGỮ BÁO CHÍ Việc trình bày hay lập mã thông tin được thực hiện khác nhau trong các lĩnh vực giao tiếp khác nhau. Chẳng hạn trong lĩnh vực sản xuất - công nghệ người ta thường dùng lối miêu tả kê khai Tên gọi . Đặc điểm. Trọng lượng . Chức năng . Người sản xuất. Dưới đây là những dòng chữ được ghi trong một giấy chứng nhận sáng chế Chiếc đèn nháy điện tử có tên gọi là Electron do nhà máy điện quang Washington sản xuất là một dụng cụ có trọng lượng 250 g có khả năng phát sáng với công suất 20 j và làm việc nhờ hệ thống ắc qui . Song vẫn thông tin nói trên khi được đưa trên một tờ báo lại có dạng thức như sau Một trong những nhà máy điện quang của Washington đã tạo nên một sự bất ngờ thú vị cho những người yêu thích chụp ảnh. Ngọn đèn nháy điện tử Electron nặng chỉ vẻn vẹn có 250 g. Tia chớp xinh xắn này làm việc nhờ hệ thống ắc qui có thể nạp được điện từ những ổ cắm thông thường . Dễ dàng nhận thấy là thông tin trên báo sinh động và hấp dẫn hơn nhiều so với những gì được ghi trên giấy chứng nhận sáng chế. Nguyên nhân thật đơn giản Trong ngôn ngữ báo chí người ta đã đan xen một cách hài hoà các thành tố khuôn mẫu với các thành tố biểu cảm còn trong ngôn ngữ có tính chất kê khai của một giấy chứng nhận sáng chế người ta chỉ dùng thuần nhất các thành tố khuôn mẫu mà thôi. Nếu so sánh các phong cách chức năng trong ngôn ngữ về phương diện quan hệ giữa khuôn mẫu và biểu cảm chúng ta nhận thấy Trong phong cách hành chính - công vụ và phong cách khoa học tính khuôn mẫu của cách thức diễn đạt đạt tới mức tối đa nghĩa là không còn chỗ cho các thành tố biểu cảm. Trong phong cách văn học nghệ thuật tính biểu cảm chiếm ưu thế so với tính khuôn mẫu đặc biệt trong một số tác phẩm thơ tính biểu cảm có thể đạt tới mức tối đa. Riêng trong phong cách báo chí - chính luận tính khuôn mẫu và tính biểu cảm của ngôn từ nằm trong quan hệ tương đối hài hoà cân bằng. Các trường hợp đan xen khuôn mẫu và biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí nhìn chung có