Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giáo trình Kỹ thuật thông gió: Phần 1
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Giáo trình "Kỹ thuật thông gió" Phần 1 cung cấp cho người học những kiến thức như những lý luận cơ bản về thuỷ lực; không khí thông gió; các định luật cơ bản về khí động học; sự chuyển dịch của không khí trong đường dẫn khí và sức cản. Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP QUẢNG NINH TS. GIANG QUỐC KHÁNH CHỦ BIÊN TS. LÊ QUÝ CHIẾN ThS. ĐÀO ĐỨC HÙNG GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT THÔNG GIÓ QUẢNG NINH - 2023 QUẢNG NINH -2023 LỜI NÓI ĐẦU Môi trường sống của con người bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau tự nhiên kinh tế xã hội. Song để con người tồn tại và phát triển về thể chất lao động có hiệu quả trước tiên phải kể đến môi trường tự nhiên mà trong đó môi trường không khí đóng vai trò quan trọng nhất. Thông gió là một lĩnh vực khoa học kỹ thuật rất rộng bao gồm từ kiến trúc xây dựng nhiệt kỹ thuật thuỷ khí động học vệ sinh và an toàn lao động công nghệ chế tạo cơ khí . có nhiệm vụ đảm bảo cho môi trường không khí bên trong các công trình kiến trúc dân dụng và công nghiệp được trong sạch không bị ô nhiễm bởi bụi và khí độc hại mát mẻ về mùa nóng ấm áp dễ chịu về mùa lạnh bảo vệ được sức khoẻ cho người lao động. Từ rất xa xưa con người đã biết tận dụng các yếu tố tự nhiên để thông gió chống nóng tránh lạnh trong các nơi ẩn náu cư trú của mình. Nhưng mãi đến thế kỷ 18 khi nền sản xuất công nghiệp ra đời và phát triển đánh dấu bằng sự xuất hiện của máy hơi nước thì Thông gió mới trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trên Thế giới và dần dần đã trở thành một ngành chuyên môn riêng biệt được giảng dạy đào tạo ở nhiều trường Đại học kỹ thuật và Trung học chuyên nghiệp của nhiều Quốc gia. Trong số các nhà bác học Nga có nhiều cống hiến và đặt nền tảng cho lĩnh vực chuyên môn này trước tiên phải kể đến là N. A. Lovov A. A. Xablukov - người đầu tiên chế tạo ra máy quạt vào thế kỉ 19 I. I. Flavisky - người đầu tiên nghiên cứu ảnh hưởng của các thông số môi trường không khí đến cảm giác nhiệt của con người. Tiếp theo đó là các nhà khoa học A. K. Pavlosky V. M. Traplin A. N. Xêliverstov L. A. Xêmenov V. V. Baturin P. N. Kamenhep A. V Nhesterenko G. A. Maximou A. A. Rưxin M. F. Bromlay V. N. Bogoslovsky . Về phía các nhà khoa học phương Tây và các nước khác trên Thế giới trong lĩnh vực Thông gió có thể kể