Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giáo trình Quản trị học tâm lý
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Tham khảo sách 'giáo trình quản trị học tâm lý', kinh doanh - tiếp thị, quản trị kinh doanh phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả | CHƯƠNG I TÂM LÝ VÀ TÂM LÝ HỌC QUẢN TRỊ I. Tâm lý là gì 1. Khái niệm tâm lý Tâm lý là sự phản ánh sự vật hiện tượng của thế giới khách quan não làm chức năng phản ánh đó. Sự phản ánh này có tính chất chủ thể và mang bản chất xã hội - lịch sử. 2. Đặc điểm của tâm lý người Khi nói đến tâm lý người cần nắm một số đặc điểm cơ bản sau - Tâm lý là hiện tượng tinh thần là đời sống nội tâm của con người. Mặc dù nói là tâm lý diễn ra ở não nhưng những nhà nghiên cứu đã nghiên cứu kỹ não của các nhà bác học và một số nhân vật nổi tiếng để xem có gì khác biệt không thì đến nay vẫn chưa phát hiện thấy điều gì khác biệt so với não của người thường. Thực tế chúng ta không thể cân đong đo đếm trực tiếp tâm lý mà chỉ có thể đoán định thông qua những gì cá nhân biểu hiện ra bên ngoài. - Tâm lý là một hiện tượng tinh thần gần gũi thân thuộc với con người. Tâm lý không phải là những gì cao siêu xa lạ mà chính là những gì con người suy nghĩ hành động cảm nhận. hàng ngày. - Tâm lý người phong phú đa dạng và đầy tính tiềm tàng. Tâm lý phong phú đa dạng do tâm lý mỗi người một khác và hơn nữa tâm lý không phải là bất biến mà luôn biến đổi theo thời gian. Mặc dù gần gũi thân thuộc nhưng con người còn rất nhiều điều chưa hiểu về chính tâm lý của mình ví dụ như hiện tượng của các thần đồng liệu con người có giác quan thứ sáu hay không .Điều này giống như tâm lý là một cánh đồng rộng mênh mông mà những gì khoa học tâm lý nghiên cứu được thì còn giới hạn. 1 - Tâm lý người có tính chất chủ thể nên tâm lý không ai giống ai. Do mỗi người có cấu trúc hệ thần kinh và cơ thể khác nhau tuổi tác khác nhau giới tính khác nhau nghề nghiệp khác nhau địa vị xã hội khác nhau điều kiện sống khác nhau. - Tâm lý người là kết quả của quá trình xã hội hoá. Con người chúng ta luôn sống trong xã hội do đó chịu sự tác động của xã hội đó và sẽ có chung những đặc điểm của xã hội mà mình sống trong đó ở mỗi giai đoạn lịch sử của xã hội xã hội đó có những đặc thù riêng đặc điểm tâm lý xã hội riêng. - Tâm lý có sức .