Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Kinh Veda và văn học ấn Độ cổ đại
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Kinh Veda là sáng tạo quan trọng nhất của văn học Veda. Không có kinh Veda, văn học Ấn Độ cổ đại sẽ không hoàn chỉnh. Bài viết Kinh Veda và văn học ấn Độ cổ đại trình bày các tác phẩm chính trong Kinh Veda; Thời điểm sáng tạo ra Kinh Veda; Nội dung chủ yếu của Kinh Veda. | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 11 2019 21 ĐỖ THU HÀ KINH VEDA VÀ VĂN HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI Tóm tắt Kinh Veda là sáng tạo quan trọng nhất của văn học Veda. Không có kinh Veda văn học Ấn Độ cổ đại sẽ không hoàn chỉnh. Một số học giả coi các bài thánh ca Veda là sự mạc khải trước những rủi ro của con người. Các bài thánh ca được coi là lời cầu khẩn đến các vị thần để ban ân huệ cho những người thờ phụng. Có bốn tác phẩm chính trong Kinh Veda là Rigveda Yajurveda Samveda và Atharvaveda. Trong bài viết này tác giả giới thiệu về kinh Veda và vị trí của nó trong văn học Ấn Độ cổ đại. Từ khóa Kinh Veda thời điểm sáng tạo các tác phẩm chính nội dung cơ bản. 1. Khái niệm về Veda Với tư cách là tượng đài văn học cổ nhất của Ấn Độ Kinh Veda xứng đáng có một vị trí nổi bật trong nền văn học thế giới nếu chúng ta biết rằng ít nhất trong hơn 3.500 năm hàng triệu tín đồ Hindu giáo đã coi từng lời trong kinh này như lời của thánh thần rằng chính Kinh Veda chứ không phải bất cứ một tác phẩm nào khác đã điều khiển tư duy cũng như cảm xúc của họ. Tính về niên đại Veda có thời điểm ra đời sớm nhất trong văn học Ấn Độ. Ngay cả khi đạo Phật ra đời thì Kinh Veda cũng không mất đi vị trí vốn có của nó trong văn học Ấn Độ bởi vì người ta vẫn tiếp tục tham khảo và bàn luận so sánh và phân tích về Kinh Veda như những người theo Kitô giáo ở châu Âu buộc phải tham khảo Cựu ước để hiểu được Tân ước. Không người Ấn Độ nào có thể PGS.TS. Khoa Đông phương học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngày nhận bài 12 11 2019 Ngày biên tập 15 11 2019 Duyệt đăng 22 11 2019. 22 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 11 - 2019 hiểu được cái khái niệm của tôn giáo mới mà không dựa trên những khái niệm đã có sẵn của Kinh Veda. Từ Veda có nghĩa là Tri thức Tri thức cao siêu - tri thức thiêng liêng của sự sùng tín. Từ này có nguồn gốc từ Vid- có nghĩa là hiểu biết. Khái niệm này được tồn tại và mở rộng tiến triển qua nhiều thiên niên kỷ được truyền lại từ thế hệ này đến thế hệ khác bằng cách truyền khẩu. .