Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và địa phương qua khảo sát chế độ tế tự thần linh triều Nguyễn

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết Mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và địa phương qua khảo sát chế độ tế tự thần linh triều Nguyễn thông qua việc khảo sát các tư liệu lịch sử nhằm làm sáng tỏ mối quan hệ giữa nhà nước và địa phương qua chế độ tế tự thần linh triều Nguyễn. | Nghiên cứu Tôn giáo. Số 10 2019 60 VŨ THANH BẰNG MỐI QUAN HỆ GIỮA CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG QUA KHẢO SÁT CHẾ ĐỘ TẾ TỰ THẦN LINH TRIỀU NGUYỄN Tóm tắt Chế độ tế tự thần linh triều Nguyễn là hệ thống các quy định về việc tế tự - thờ cúng thần linh đã được các vua triều Nguyễn thể chế hóa thành các điển lệ và văn bản pháp luật nhằm quản lý điều chỉnh mọi mặt của tế tự thần linh từ cấp nhà nước ở trung ương cho tới địa phương cấp tỉnh trở xuống bao gồm đối tượng được thờ cúng cơ sở thờ tự nghi lễ tế tự chế tài xử lý vi phạm v.v Tuy nhiên chế độ tế tự thần linh triều Nguyễn được hình thành thực thi không chỉ mang tính áp chế nhằm quản lý từ triều đình mà còn là kết quả của quá trình vận động thương lượng giữa địa phương với nhà nước trong việc giữ gìn và sáng tạo truyền thống địa phương. Bài viết này thông qua việc khảo sát các tư liệu lịch sử nhằm làm sáng tỏ mối quan hệ giữa nhà nước và địa phương qua chế độ tế tự thần linh triều Nguyễn. Từ khóa Chế độ tế tự thần linh mối quan hệ nhà nước địa phương triều Nguyễn. Dẫn nhập Triều Nguyễn 1802 - 1945 là triều đại phong kiến cuối cùng của nước ta lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng chính thống cho việc trị nước và giữ vững vương quyền. Ảnh hưởng của Nho giáo thấy rõ trong chính sách quản lý của triều đình từ chính trị kinh tế văn hóa xã hội giáo dục khoa cử . Đối với vấn đề tôn giáo tín ngưỡng mặc dù phải chia sẻ vai trò xã hội và tinh thần với những Viện Nghiên cứu Tôn giáo Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Ngày nhận bài 03 10 2019 Ngày biên tập 14 10 2019 Duyệt đăng 24 10 2019. Vũ Thanh Bằng. Mối quan hệ giữa chính quyền trung ương 61 tôn giáo khác nhất là Phật giáo Đạo giáo và Công giáo 1 nhưng Khổng giáo - Nho giáo với hệ thống điển lễ đồ sộ và phức tạp 2 luôn được các vua nhà Nguyễn bảo hộ là tôn giáo chính thức được nhà nước ưu tiên phát triển. Trên thực tế người Việt từ lâu đã có truyền thống tôn giáo đa phiếm thần3 biểu hiện ở niềm tin và thờ cúng nhiều vị thần thánh. Linh mục L. Cadière khi tham dự những