Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Hành trình khám phá cái tôi trong thơ tha hương của Nguyễn Du và Đỗ Phủ

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết Hành trình khám phá cái tôi trong thơ tha hương của Nguyễn Du và Đỗ Phủ chủ yếu tiếp cận hình tượng cái tôi tác giả trên bước đường xa quê lưu lạc, đó là một cái tôi tự nhận biết về chính mình qua cách tự sự về thân thể (ốm đau, bệnh tật và cái chết) và xác lập “căn tính” của kẻ tha hương, những kẻ mang mặc cảm ngu vụng và đầy tủi thẹn trước cuộc đời; đó còn là một cái tôi “sầu tư hương” như một mẫu hình văn hóa đặc biệt trong thơ ca trung đại phương Đông. | TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 20 Số 4 2023 603-615 Vol. 20 No. 4 2023 603-615 ISSN Website https journal.hcmue.edu.vn https doi.org 10.54607 hcmue.js.20.4.3582 2023 2734-9918 Bài báo nghiên cứu 1 HÀNH TRÌNH KHÁM PHÁ CÁI TÔI TRONG THƠ THA HƯƠNG CỦA NGUYỄN DU VÀ ĐỖ PHỦ Đàm Thị Thu Hương Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam Tác giả liên hệ Đàm Thu Hương Email huongdtth@hcmue.edu.vn Ngày nhận bài 12-9-2022 ngày nhận bài sửa 27-3-2023 ngày duyệt đăng 28-4-2023 TÓM TẮT Đỗ Phủ và Nguyễn Du tuy cách biệt về thời đại và lãnh thổ nhưng tiếng thơ có sự đồng vọng sâu xa nhất là trong loạt thơ viết về đề tài tha hương. Bài viết chủ yếu tiếp cận hình tượng cái tôi tác giả trên bước đường xa quê lưu lạc đó là một cái tôi tự nhận biết về chính mình qua cách tự sự về thân thể ốm đau bệnh tật và cái chết và xác lập căn tính của kẻ tha hương những kẻ mang mặc cảm ngu vụng và đầy tủi thẹn trước cuộc đời đó còn là một cái tôi sầu tư hương như một mẫu hình văn hóa đặc biệt trong thơ ca trung đại phương Đông. Từ đó bài viết cho thấy những điểm tương đồng và dị biệt trong thế giới nghệ thuật ở hai nhà lớn của Việt Nam và Trung Quốc. Từ khóa Đỗ Phủ thơ tha hương Nguyễn Du cái tôi 1. Đặt vấn đề Sinh thời Đỗ Phủ 712-770 đã từng khắc khoải mong đợi Bách niên ca tự khổ Vị kiến hữu tri âm 2 Tự làm khổ trăm năm vì thơ Mà vẫn chưa thấy người hiểu mình thì đến một nghìn năm sau ông đã tìm được tiếng nói đồng điệu tri kỉ từ Nguyễn Du 1765- 1802 Mộng hồn dạ nhập Thiếu Lăng thi Hồn mộng tôi đêm đêm nhập vào thơ Thiếu Lăng 3. Có một sự gặp gỡ đến kì lạ giữa hai nhà lớn của hai dân tộc về quan niệm sáng tác tư tưởng nghệ thuật cũng như cảm hứng chủ đạo. Bài viết này tìm hiểu hình tượng người lữ khách trong thơ tha hương của Nguyễn Du và Đỗ Phủ để từ đó thấy được thế giới nghệ thuật thơ có sự kết nối xuyên thời gian không gian của cả hai tác giả đồng thời hiểu rõ hơn niềm thương cảm đồng vọng đến .