Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu in vitro đánh giá sự ảnh hưởng của hiệu ứng vành đai và độ sâu chốt lên độ kháng gãy của răng đã điều trị nội nha được gia cố bằng chốt sợi

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết Nghiên cứu in vitro đánh giá sự ảnh hưởng của hiệu ứng vành đai và độ sâu chốt lên độ kháng gãy của răng đã điều trị nội nha được gia cố bằng chốt sợi trình bày đánh giá mối liên hệ của hiệu ứng vành đai và độ sâu đặt chốt trong ống tủy lên độ kháng gãy và khảo sát kiểu gãy của răng được gia cố bằng chốt sợi dưới tác dụng của lực nén. | Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Số 2 tập 13 tháng 4 2023 Nghiên cứu in vitro đánh giá sự ảnh hưởng của hiệu ứng vành đai và độ sâu chốt lên độ kháng gãy của răng đã điều trị nội nha được gia cố bằng chốt sợi Phan Anh Chi1 Lê Thiện Phú2 Nguyễn Thị Đào1 1 Khoa Răng Hàm Mặt Trường Đại học Y - Dược Đại học Huế 2 Bệnh viện Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột Tóm tắt Đặt vấn đề Hệ thống chốt sợi với modun đàn hồi tương tự ngà răng ngày càng được chỉ định phổ biến để tăng cường sự vững ổn cho răng sau điều trị nội nha. Nhiều nghiên cứu cho thấy sự hiện diện của hiệu ứng vành đai và sự gia tăng độ sâu đặt chốt đều có tác động tích cực đến khả năng kháng gãy của các răng được điều trị nội nha. Tuy nhiên những ảnh hưởng đồng thời của cả 2 yếu tố này lên độ kháng gãy của mô răng còn nhiều tranh cãi. Mục tiêu Đánh giá mối liên hệ của hiệu ứng vành đai và độ sâu đặt chốt trong ống tủy lên độ kháng gãy và khảo sát kiểu gãy của răng được gia cố bằng chốt sợi dưới tác dụng của lực nén. Phương pháp Nghiên cứu invitro được thực hiện trên 60 răng cối nhỏ hàm dưới đã điều trị nội nha và cắt bỏ thân răng phía trên đường tiếp nối men-cement 2 mm. Các răng được chia ngẫu nhiên thành 4 nhóm n 15 với sự kết hợp giữa chiều cao của vành đai là 0 mm 2 mm và độ sâu đặt chốt là 7 mm 9 mm. Thân răng được tái tạo bằng composite đắp lớp và được phục hồi bằng mão kim loại. Đặt 1 lực hợp với trục răng 1 góc 45 độ ghi lại giá trị của lực đo khi máy đo báo bắt đầ xuất hiện sự nứt gãy đầu tiên đồng thời khảo sát kiểu nứt gãy của các mẫu nghiên cứu. Xử lý số liệu và so sánh độ kháng gãy các nhóm bằng phần mềm SPSS 20.0. Kết quả Lực kháng gãy trung bình của 4 nhóm lần lượt là 459 97 115 92N 495 96 97 92N 298 54 82 46N 394 40 88 67N. Khi so sánh các nhóm có hoặc không có hiệu ứng vành đai hoặc giữa các nhóm có độ sâu đặt chốt khác nhau sự khác biệt về lực gây nứt gãy đều có ý nghĩa thống kê p lt 0 05 . Số răng bị nứt gãy có thể sửa chữa cao nhất ở nhóm có hiệu ứng vành đai và độ sâu đặt chốt

TÀI LIỆU LIÊN QUAN