Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ý nghĩa mĩ học của tính mơ hồ trong văn học

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Trong bài viết này, ý nghĩa mĩ học của tính mơ hồ trong văn học sẽ được đề cập đến một cách tập trung và có hệ thống dựa trên cơ sở kế thừa và mở rộng thành quả của các nhà nghiên cứu đi trước. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI 10.18173 2354-1067.2022-0037 Social Sciences 2022 Volume 67 Issue 3 pp. 19-30 This paper is available online at http stdb.hnue.edu.vn Ý NGHĨA MĨ HỌC CỦA TÍNH MƠ HỒ TRONG VĂN HỌC Nguyễn Hồng Hạnh Khoa Khoa học và Nhân văn Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt. Thuật ngữ mơ hồ ambiguity lần đầu tiên được đề xuất bởi W.Empson trong công trình Seven types of ambiguity 1930 . Theo ông mơ hồ là một ý nghĩa không xác định một ý định biểu đạt nhiều loại sự vật cho phép có nhiều cách giải thích . Mơ hồ có thể phân thành hai dạng mơ hồ đa nghĩa xác định và mơ hồ đa nghĩa bất định. Mơ hồ là một phương diện đặc trưng của tư duy nghệ thuật nó chi phối và để lại dấu ấn trong quá trình sáng tạo nghệ thuật. Mơ hồ là một phẩm chất có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn học nó mở ra trường ý nghĩa bất tận khiến văn học trở thành chiếc chìa khóa giúp con người mở cửa vào chiếm lĩnh mọi mặt đời sống nhân sinh là phương diện làm nên tính thẩm mĩ của văn học mơ hồ thúc đẩy khả năng đồng sáng tạo của người đọc đồng thời là thước đo biểu hiện tài năng của người nghệ sĩ trong việc tạo nên sự đột phá của ngôn từ và ý thức cách tân nghệ thuật. Từ khóa mơ hồ đa nghĩa văn học. 1. Mở đầu Cái mơ hồ chúng tôi đề cập đến trong bài viết không phải là mơ hồ hũ nút mơ hồ tối nghĩa mà là mơ hồ đa nghĩa mơ hồ không xác định nhằm cùng lúc mở ra nhiều lớp nghĩa là một trong những phẩm chất thẩm mĩ của văn chương. Từ xưa mĩ học phương Đông và phương Tây đã quan tâm đến tính mơ hồ đa nghĩa của thơ văn. Tuy nhiên phải đến năm 1930 trong công trình Seven types of ambiguity W.Empson mới lần đầu tiên đề xuất thuật ngữ mơ hồ - ambiguity. Tác giả nghiên cứu các dạng biểu hiện khác nhau của mơ hồ đa nghĩa trong ngôn từ thơ ca chỉ ra mơ hồ còn được tạo ra bởi quá trình tiếp nhận của người đọc. Công trình nghiên cứu về tính mơ hồ đa nghĩa trong văn chương của W.Empson tuy chưa đầy đủ hệ thống nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đặt nền tảng cho nền văn học và phê bình lí luận chuyển hướng