Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

"Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn GDCD lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Sơn Động số 3" là tài liệu ôn thi rất hữu ích dành cho các bạn học sinh lớp 12, giúp các em củng cố kiến thức, trau dồi thêm kỹ năng làm bài thi để hoàn thành tốt nhất bài thi trong kì thi giữa học kì 1 sắp tới. | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN GDCD 12 I. Phần lý thuyết BÀI 1 PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG 1. Khái niệm pháp luật Pháp luật là những quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước xây dựng ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực nhà nước. 2. Các đặc trưng của pháp luật Đặc trưng thứ nhất Pháp luật có tính quy phạm phổ biến. Pháp luật là những quy tắc xử sự chung là khuôn mẫu được áp dụng nhiều lần ở mọi nơi đối với mọi tổ chức cá nhân trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc trưng thứ hai Pháp luật mang tính quyền lực bắt buộc chung. Pháp luật do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bắt buộc mọi tổ chức cá nhân bất kì ai cũng phải thực hiện bất kì ai vi phạm đều bị xử lí nghiêm theo quy định của pháp luật. Đặc trưng thứ ba Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức. Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản quy phạm pháp luật. cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước được quy định trong Hiến pháp và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Các văn bản quy phạm pháp luật nằm trong một hệ thống thống nhất Văn bản do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành không được trái với văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên nội dung của tất cả các văn bản đều phải phù hợp không được trái Hiến pháp vì Hiến pháp là luật cơ bản của Nhà nước. . Vai trò của pháp luật đối với nhà nước xã hội và công dân Pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội. Không có pháp luật xã hội sẽ không có trật tự ổn định không thể tồn tại và phát triển được. Nhờ có pháp luật nhà nước phát huy quyền lực của mình kiểm tra kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân tổ chức cơ quan trong phạm vi lãnh thổ. Quản lí xã hội bằng pháp luật sẽ bảo đảm dân chủ công bằng phù hợp với lợi ích chung của các giai cấp và tầng lớp xã hội khác nhau tạo được sự đồng thuận trong xã hội đối với việc thực hiện pháp luật. Pháp luật do nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội một cách thống nhất trong toàn quốc và được bảo đảm bằng sức mạnh của quyền lực nhà .