Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Những đóng góp của Phật giáo Nam Tông Khmer ở Nam Bộ trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết Những đóng góp của Phật giáo Nam Tông Khmer ở Nam Bộ trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ khái quát một số hoạt động trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc với sự tham gia của các vị chư tăng và Phật tử Khmer tiêu biểu, góp phần vào thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. | 58 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 7 - 2019 LÝ HÙNG NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA PHẬT GIÁO NAM TÔNG KHMER Ở NAM BỘ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ Tóm tắt Ở Việt Nam trong lịch sử đấu tranh chống áp bức bóc lột của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ chư tăng và Phật tử Phật giáo Nam tông Khmer luôn tiếp nối truyền thống hộ quốc an dân luôn thể hiện ý chí và trách nhiệm của mình đối với quốc gia dân tộc. Trong phạm vi bài viết tác giả khái quát một số hoạt động trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc với sự tham gia của các vị chư tăng và Phật tử Khmer tiêu biểu góp phần vào thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Từ khóa Phật giáo Nam tông Khmer Chư tăng Phật tử Khmer. 1. Khái quát cộng đồng Phật giáo Nam tông Khmer ở Nam Bộ Theo một nghiên cứu của Nguyễn Khắc Cảnh cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI người Khmer đã tụ cư khá đông ở Đồng bằng sông Cửu Long. Về đại thể họ sinh sống tập trung ở ba khu vực 1 Vùng Sóc Trăng - Bạc Liêu chủ yếu là ở Sóc Trăng Vĩnh Châu Vĩnh Lợi. 2 Vùng An Giang - Kiên Giang chủ yếu là ở Vọng Thê Tri Tôn Nhà Bàng và sau đó là vùng tây bắc Hà Tiên. 3 Vùng Trà Vinh - Vĩnh Long1. Đến thế kỷ XVII vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã hình thành những vùng môi sinh xã hội do bàn tay của những người nông dân Khmer tạo nên. Khi tới vùng Đồng bằng sông Cửu Hội Đoàn kết Sư sãi yêu nước Thành phố Cần Thơ. Ngày nhận bài 10 7 2019 Ngày biên tập 19 7 2019 Duyệt đăng 25 7 2019. Lý Hùng. Những đóng góp của Phật giáo Nam tông Khmer 59 Long người Khmer sinh sống trong những đơn vị cư trú gọi là Phum và Srok người Việt đọc là sóc . Mỗi Phum tụ hợp năm bảy gia đình có quan hệ thân tộc huyết thống. Một số Phum như vậy hợp thành một đơn vị lớn hơn - Srok2. Theo một nghiên cứu của Maspéro Phật giáo Nam tông đã có mặt ở Nam Bộ rất sớm. Có ngôi chùa được xây dựng từ cuối thế kỷ IV như chùa Tro Pang Veng ở xã Nhị Trường huyện Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh. Thế kỷ VI VII ở tỉnh Vĩnh Long đã có một số chùa được xây dựng và tiếp đó đến thế kỷ XI XVI .