Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bổ sung dẫn liệu thành phần loài thân mềm chân bụng (Gastropoda) tại Đá Tốc Tan thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết Bổ sung dẫn liệu thành phần loài thân mềm chân bụng (Gastropoda) tại Đá Tốc Tan thuộc quần đảo Trường Sa, Việt Nam được nghiên cứu nhằm bổ sung danh mục các loài TMCB dựa trên nguồn mẫu vật thu được, làm cơ sở cho việc đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học tại khu vực nghiên cứu. | Nghiên cứu khoa học công nghệ BỔ SUNG DẪN LIỆU THÀNH PHẦN LOÀI THÂN MỀM CHÂN BỤNG GASTROPODA TẠI ĐÁ TỐC TAN THUỘC QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA VIỆT NAM NGUYỄN TÀI TÚ 1 HOÀNG THỊ THÙY DƯƠNG 1 SIRENKO B. I. 2 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Lớp Thân mềm Chân bụng Gastropoda có mức độ đa dạng cao nhất trong ngành Thân mềm Mollusca với khoảng 1300 loài đã được ghi nhận tại vùng biển Việt Nam 1 . Chúng là mắt xích thức ăn quan trọng trong nhiều hệ sinh thái trên cạn và dưới nước. Ngoài ra Thân mềm Chân bụng TMCB còn được nghiên cứu sử dụng như chỉ thị sinh học để đánh giá chất lượng nước tại các rạn san hô 2 . Trong đời sống của con người các loài TMCB là nguồn thực phẩm quan trọng theo ước tính của FAO sản lượng TMCB và Hai mảnh vỏ trên toàn thế giới năm 2018 là 17 3 triệu tấn chiếm 56 3 sản lượng của nuôi trồng thủy sản biển và ven biển 3 . Với tầm quan trọng như vậy nhóm TMCB đã được tiến hành nghiên cứu từ rất sớm gồm những vấn đề như phân loại học tiến hoá phát sinh loài hay những nghiên cứu ứng dụng. Trong đó các nghiên cứu về phân loại học được tiến hành nhiều hơn cả với phạm vi ngày càng được mở rộng. Do đó việc nghiên cứu đánh giá hiện trạng thành phần loài cũng như cập nhật bổ sung danh mục loài ở những vùng chưa có dữ liệu hoặc dữ liệu đã cũ là cần thiết. Các nghiên cứu về nhóm TMCB tại quần đảo Trường Sa Spratly Islands thường khá rời rạc và không thường xuyên gồm các nghiên cứu của Lăng Văn Kẻng Nguyễn Tiến Cảnh và cộng sự Đỗ Công Thung Nguyễn Huy Yết Đặng Ngọc Thành Đỗ Công Thung và cộng sự. Các nghiên cứu đã được tiến hành tại các đảo Trường Sa Nam Yết Sơn Ca Song Tử Tây Thuyền Chài Tốc Tan Đá Tây Sinh Tồn Đá Nam. Kết quả đã xác định được 260 loài TMCB thuộc 143 giống 50 họ 11 bộ 5 phân lớp 4-8 . Đá Tốc Tan Alison Reef là bãi cạn thuộc quần đảo Trường Sa với diện tích khoảng 140 km2. Rạn san hô của đảo có cấu trúc dạng vòng hở hình thành hồ nước mặn ở giữa độ sâu trung bình 12-18 m lưu thông với bên ngoài chủ yếu ở phía đông nam và tây nam. Trong hồ có nhiều gò nổi nằm tập trung .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN