Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ảnh hưởng của xử lý chiếu xạ gamma tới tỷ lệ sống sót, hình thái và khả năng sinh cellulase của chủng nấm Trichoderma
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết Ảnh hưởng của xử lý chiếu xạ gamma tới tỷ lệ sống sót, hình thái và khả năng sinh cellulase của chủng nấm Trichoderma bước đầu khảo sát tác dụng gây đột biến sinh cellulase cao ở chủng nấm Trichoderma bởi bức xạ gamma. Dung dịch bào tử của chủng nấm này được xử lý chiếu xạ ở dải liều 0-3000 Gy trên nguồn gamma Co-60 tại trung tâm chiếu xạ Hà Nội. | ẢNH HƯỞNG CỦA XỬ LÝ CHIẾU XẠ GAMMA TỚI TỶ LỆ SỐNG SÓT HÌNH THÁI VÀ KHẢ NĂNG SINH CELLULASE CỦA CHỦNG NẤM Trichoderma NGUYỄN THỊ THƠM TRẦN XUÂN AN HOÀNG ĐĂNG SÁNG NGUYỄN VĂN BÍNH TRẦN MINH QUỲNH TRẦN BĂNG DIỆP Trung tâm chiếu xạ Hà Nội km 12 Đường 32 Minh Khai - Bắc Từ Liêm - Hà Nội Email tranfbangdiepj@yahoo.com Tóm tắt Mục đích của nghiên cứu là bước đầu khảo sát tác dụng gây đột biến sinh cellulase cao ở chủng nấm Trichoderma bởi bức xạ gamma. Dung dịch bào tử của chủng nấm này được xử lý chiếu xạ ở dải liều 0-3000 Gy trên nguồn gamma Co-60 tại trung tâm chiếu xạ Hà Nội. Kết quả cho thấy tỷ lệ bào tử Trichoderma sống sót giảm theo liều chiếu. Ở liều 3000 Gy số lượng bào tử sống sót giảm đi 10 đơn vị Log so với đối chứng. Sau chiếu xạ tiến hành sàng lọc trên môi trường PDA có bổ sung CMC caboxymethyl cellulose với chỉ thị Congo đỏ đã thu được hàng trăm khuẩn lạc có vòng phân giải CMC lớn hơn chủng ban đầu trong đó 3 thể đột biến TTG-700 TTG-1000 và TTG- 1200 có khả năng phân giải cellulose tăng 2 25-2 37 lần so với chủng gốc. Ba thể đột biến sinh cellulase cao này cũng có hình thái khuẩn lạc tốc độ phát triển hình thái bào tử đính . khác xa so với chủng ban đầu. Từ khóa Trichoderma bào tử chiếu xạ gamma tỷ lệ sống sót đột biến cellulase. I. MỞ ĐẦU Việt nam là nước nông nghiệp có sản lượng lúa gạo đứng hàng đầu thế giới với hàng triệu tấn rơm rạ để lại sau thu hoạch mỗi năm. Đốt rơm rạ đã trở thành thói quen từ lâu của nông dân nhiều nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng đốt rơm rạ ngay trên đồng ruộng sẽ làm mất chất dinh dưỡng của đất. Đốt đồng nhiều lần và lâu dài sẽ làm cho đất biến chất và trở nên chai cứng dẫn đến phát sinh nhiều bệnh dịch hại lúa 1 . Ngoài ra khói rơm gây nguy hại tới sức khỏe do đốt rơm rạ gây nên ô nhiễm bụi mịn - một loại bụi độc hại khi chui sâu vào phổi gây các bệnh về hô hấp thậm chí ung thư 2 . Không những thế chính việc đốt rơm rạ còn khiến Việt Nam đang phải đối mặt với hiện tượng sương mù .