Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Vật lí: Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân để nghiên cứu ô nhiễm kim loại nặng trong không khí tại Hà Nội dùng chỉ thị rêu sinh học
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Mục đích nghiên cứu của luận án "Ứng dụng kỹ thuật hạt nhân để nghiên cứu ô nhiễm kim loại nặng trong không khí tại Hà Nội dùng chỉ thị rêu sinh học" nhằm nghiên cứu phát triển và áp dụng phương pháp chỉ thị sinh học rêu và các kỹ thuật phân tích hạt nhân nguyên tử hiện đại INAA, PIXE trong nghiên cứu ô nhiễm KLN trong không khí tại khu vực Thành phố Hà Nội. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆN NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ VIỆT NAM - Nguyễn Hữu Quyết ỨNG DỤNG KỸ THUẬT HẠT NHÂN ĐỂ NGHIÊN CỨU Ô NHIỄM KIM LOẠI NẶNG TRONG KHÔNG KHÍ TẠI HÀ NỘI DÙNG CHỈ THỊ RÊU SINH HỌC Chuyên ngành Vật lý Nguyên tử và Hạt nhân Mã số 9.44.01.06 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VẬT LÝ Hà Nội 2021 Công trình được hoàn thành tại Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân - Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam Người hướng dẫn khoa học GS.TS. Lê Hồng Khiêm PGS.TS. Phạm Đức Khuê Phản biện 1 . Phản biện 2 . Phản biện 3 . Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Viện chấm luận án tiến sĩ họp tại . . Vào hồi . giờ . ngày . tháng . năm . Có thể tìm hiểu luận án tại - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Trung tâm Đào tạo hạt nhân MỞ ĐẦU Ô nhiễm không khí là hiện tượng gia tăng hàm lượng của các chất độc hại trong không khí. Chất lượng không khí tác động lớn đến sức khỏe con người đặc biệt là đối với những người có thu thập thấp và thuộc nhóm dễ bị ảnh hưởng như người già và trẻ em. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới WHO tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm gây ra 6 5 triệu trường hợp chết sớm trên toàn thế giới. Gần 90 các trường hợp này xảy ra ở các nước có mức thu nhập thấp và trung bình và khoảng gần hai phần ba tại khu vực châu Á Thái Bình Dương. Đã có nhiều bằng chứng từ các nghiên cứu dịch tễ học tại Châu Á chỉ ra sự tác hại đối với sức khỏe và hậu quả lâu dài của ô nhiễm không khí ONKK . Theo báo cáo của tổ chức quốc tế IQAir năm 2019 Việt Nam đứng thứ 15 trong danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ có chất lượng không khí tồi tệ nhất thế giới và đứng thứ hai trong khu vực Đông Nam Á sau Indonesia năm 2019. Hà Nội đã trở thành thủ đô có mức độ ô nhiễm bụi khí PM2.5 nghiêm trọng đứng thứ 7 trên thế giới thậm chí còn trên cả Bắc Kinh với mức PM2.5 trung bình là 46 9 µg.m-3 trong khi nồng độ theo Quy chuẩn KTQG về chất lượng không khí xung quanh là 25 µg.m-3. Nếu không có các biện pháp ứng phó hiệu quả chất lượng không khí dự kiến sẽ tiếp tục xấu đi .