Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Bài giảng Khí hậu học và Khí hậu Việt Nam (Phần 1: Khí hậu học): Chương 5 – Phan Văn Tân
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài giảng Khí hậu học và Khí hậu Việt Nam (Phần 1: Khí hậu học) - Chương 5: Giới thiệu về hệ thống khí hậu. Những nội dung chính trong chương gồm có: Nước là yếu tố cần thiết cho khí hậu và đời sống, cân bằng nước, tích lũy nước mặt và dòng chảy, giáng thủy và sương sa, sự bốc hơi và thoát hơi, mô hình hoá cân bằng nước mặt đất. | PHẦN 1 KHÍ HẬU HỌC Chương 5. Chu trình nước 5.1 Nước là yếu tố cần thiết cho khí hậu và đời sống Nước di chuyển liên tục giữa đại dương khí quyển băng quyển và đất liền. Tổng lượng nước trên trái đất được duy trì gần như không đổi trên qui mô thời gian cỡ hàng ngàn năm nhưng nó thay đổi trạng thái giữa các dạng lỏng rắn và khí. Sự di chuyển của nước giữa các đại dương khí quyển và đất liền được gọi là chu trình nước. Lượng nước di chuyển thông qua chu trình nước hàng năm tương đương với lớp nước lỏng dày khoảng 1m phủ đều trên bề mặt Trái đất. Nước được đưa vào khí quyển thông qua bốc hơi và quay trở lại bề mặt nhờ giáng thuỷ. Để bốc hơi một lớp nước dày 1m trong một năm đòi hỏi phải có một lượng năng lượng trung bình khoảng 80 Wm-2. Mặt trời cung cấp năng lượng cần thiết để bốc hơi nước từ bề mặt Sự di chuyển hơi nước theo phương ngang và phương thẳng đứng trong khí quyển là yếu tố quyết định cân bằng nước trên lục địa Khoảng 1 3 lượng giáng thuỷ rơi trên lục địa là nước bốc hơi từ các vùng đại dương. Lượng giáng thuỷ vượt quá lượng bốc hơi trong các vùng lục địa được trả về đại dương qua các con sông. Nếu tất cả hơi nước trong khí quyển ngưng kết lại thành dạng lỏng và trải đều trên bề mặt trái đất thì nó chỉ tương đương với lớp nước dày khoảng 2.5 cm. Lượng nước bốc hơi và ngưng kết Năm lớp nước dày 100cm Lượng nước tồn tại trong KQ 2.5cm è Nước trong khí quyển bị lấy đi remove do giáng thuỷ 40 lần Năm 100 2.5 hay 9 ngày một lần. Vì lượng bốc hơi thuần là phần nhỏ còn lại của quá trình trao đổi hai chiều xảy ra rất nhanh của các phân tử nước qua bề mặt tiếp xúc khí quyển-nước nên thời gian trú ngụ của các phân tử nước trong khí quyển chỉ khoảng 3 ngày. Vì lượng nước nằm sát bề mặt trái đất chỉ khoảng gần 3 km độ sâu chủ yếu trong các đại dương và chỉ có lớp nước dày 2.5 cm có mặt trong khí quyển nên trung bình mỗi phân tử nước phải chờ một thời gian rất dài trong đại dương trong các tảng băng hoặc trong các tầng ngậm nước giữa các lần du ngoạn ngắn ngủi vào .