Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nhu cầu thẩm định, đánh giá lại các giá trị đời sống trong văn xuôi Việt Nam sau đổi mới nhìn từ hệ thống nhân vật nhà văn
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết Nhu cầu thẩm định, đánh giá lại các giá trị đời sống trong văn xuôi Việt Nam sau đổi mới nhìn từ hệ thống nhân vật nhà văn trình bày việc tìm hiểu nhu cầu thẩm định, đánh giá lại các giá trị đời sống trong văn xuôi Việt Nam sau Đổi mới thể hiện qua hệ thống nhân vật nhà văn. | Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học Tập 50 - Số 3B 2021 tr. 47-55 NHU CẦU THẨM ĐỊNH ĐÁNH GIÁ LẠI CÁC GIÁ TRỊ ĐỜI SỐNG TRONG VĂN XUÔI VIỆT NAM SAU ĐỔI MỚI NHÌN TỪ HỆ THỐNG NHÂN VẬT NHÀ VĂN Phạm Thị Thu Hương Khoa Sư phạm Trường Đại học Khánh Hòa Nha Trang Ngày nhận bài 25 8 2021 ngày nhận đăng 12 11 2021 Tóm tắt Năm 1986 đặt một dấu mốc quan trọng trong đời sống xã hội nói chung và đời sống văn học nói riêng tạo nên những chuyển biến quan trọng về mặt tư duy trên tất cả mọi lĩnh vực trong đó có văn học nghệ thuật. Bài viết tìm hiểu nhu cầu thẩm định đánh giá lại các giá trị đời sống trong văn xuôi Việt Nam sau Đổi mới thể hiện qua hệ thống nhân vật nhà văn. Từ hệ thống nhân vật này có thể hiểu thêm về những nhu cầu nhận thức của các tác giả cụ thể là nhu cầu thể hiện trách nhiệm xã hội của nhà văn nhận thức về thực trạng đất nước và tìm tòi định hướng hình thức nghệ thuật mới. Thông qua việc khảo sát một số tác phẩm tiêu biểu xây dựng hình tượng nhân vật nhà văn bài báo nhằm góp phần khẳng định tinh thần tự nhận thức trong văn học Việt Nam sau Đổi mới. Từ khóa Đổi mới văn xuôi Việt Nam nhân vật nhà văn tự nhận thức giá trị đời sống. 1. Mở đầu Văn xuôi Việt Nam sau Đổi mới 1986 ra đời và phát triển trong một hoàn cảnh hết sức thuận lợi Đó là sự đổi mới trong ý thức thẩm mĩ của công chúng những cơ hội tốt đẹp trong giao lưu hội nhập tiếp thu văn hóa - văn học nước ngoài Xuất phát từ yêu cầu mục đích quy luật phát triển của thời đại văn học với sự nhạy cảm vốn có của nó luôn tìm cách tiếp thu cái mới bên cạnh đó xem xét lại lý giải những giá trị đã được khẳng định từ trước do vậy có một số giá trị vốn được coi là chân lý đã ổn định ở thời kỳ trước thì đối với thời đại này vẫn còn nhiều vấn đề phải bàn lại nói lại hoặc nhìn nhận lại một cách đầy đủ sâu sắc và đúng đắn hơn. Trong sáng tạo văn chương đây thực ra không phải là một hành động bới móc làm nhoè các giá trị đã được định hình trong quá khứ mà là một cách ôn cố tri tân học hỏi kinh nghiệm và bổ sung những đặc .