Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Chương trình FSPS và đồng quản lý nghề cá ở Việt Nam

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết "Chương trình FSPS và đồng quản lý nghề cá ở Việt Nam" mô tả quá trình hợp tác giữa Chương trình Hỗ trợ ngành thủy sản (FSPS) do DANIDA tài trợ và Bộ Thủy sản (BTS) liên quan tới việc tuyên truyền về đồng quản lý trong ngành thủy sản trong những năm gần đây. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung! | Mike J. Akester Kristine Ellegaard Davide Fezzardi và Jacob Fjalland Chương trình FSPS và đồng quản lý nghề cá ở Việt Nam CHƯƠNG TRÌNH FSPS VÀ ĐỒNG QUẢN LÝ NGHỀ CÁ Ở VIỆT NAM Mike J. Akester Kristine Ellegaard Davide Fezzardi Jacob Fjalland Tóm tắt Bài viết này mô tả quá trình hợp tác giữa Chương trình Hỗ trợ ngành thủy sản FSPS do DANIDA tài trợ và Bộ Thủy sản BTS liên quan tới việc tuyên truyền về đồng quản lý trong ngành thủy sản trong những năm gần đây. Dựa trên những bài học kinh nghiệm thu được ví dụ như từ chương trình FSPS I bài viết này đưa ra những đề xuất về chiến lược sẽ áp dụng trong việc triển khai đồng quản lý ở Việt Nam trong tương lai nói chung và đặc biệt trong Chương trình FSPS II đã bắt đầu triển khai từ tháng 1 năm 2006 . Giới thiệu Đồng quản lý ĐQL nghề cá chiếm vị trí cao trong Chương trình Nghị sự ở Việt Nam và là mục tiêu xác định của Bộ Thủy sản nhằm thúc đẩy ĐQL trong ngành thủy sản. Nhiều nhà tài trợ cũng cùng chia sẻ mục tiêu này với Việt Nam trong đó Cơ quan Hỗ trợ phát triển quốc tế Đan Mạch DANIDA đã hỗ trợ phát triển cho ngành từ năm 2000 thông qua Chương trình Hỗ trợ ngành thủy sản FSPS . Chương trình FSPS I đã thí điểm nhiều sáng kiến ĐQL trong khuôn khổ các Hợp phần Nuôi trồng và Khai thác thủy sản. Các sáng kiến này ở trong mức độ cho phép nhưng cần thiết phải bao gồm ĐQL quyền sử dụng mặt nước và cải thiện sản lượng NTTS. Có rất nhiều kết quả khác nhau và cho tới nay vẫn chưa xây dựng được một mô hình hoàn toàn thành công vì 2 lý do 1 Các cơ quan chức năng địa phương thường không hiểu rõ vai trò của họ là các nhà ĐQL tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo và 2 Nếu không có cơ chế tài chính ngay lập tức thì nghề cá dân gian sẽ không thể đi cùng với các hệ thống ĐQL. Khái niệm ĐQL mặc dù đã được tranh luận rất nhiều ở Việt Nam từ hơn 10 năm nay nhưng vẫn còn là một khái niệm không rõ ràng với rất nhiều cách giải thích khác nhau. Trong nhiều năm qua đã có một số nỗ lực nhằm đưa ra vấn đề ĐQL trên nhiều đối tượng đối với nghề cá .