Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Báo cáo Giao đất giao rừng trong bối cảnh tái cơ cấu ngành lâm nghiệp: Cơ hội và thách thức
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Báo cáo "Giao đất giao rừng trong bối cảnh tái cơ cấu ngành lâm nghiệp: Cơ hội và thách thức" được chia thành 8 phần chính. Phần 1: Mô tả tổng quan về đất rừng tại Việt Nam, Phần 2: Tóm tắt một số thể chế lâm nghiệp cơ bản từ năm 1950 đến nay, Phần 3: Chính sách giao đất giao rừng cho các hộ gia đình hoặc cá nhân, Phần 4: Tiến trình thực hiện giao đất giao rừng, Phần 5: Tác động của chính sách giao đất giao rừng, Phần 6: Ý nghĩa giao đất giao rừng với FLEGT và REDD+, Phần 7: Một số tiềm năng thay đổi thông qua GĐGR, Phần 8: Kết luận. | Giao đất Giao rừng trong bối cảnh tái cơ cấu ngành lâm nghiệp Cơ hội và thách thức Tô Xuân Phúc và Trần Hữu Nghị Tháng 4 năm 2014 Nội dung Giới thiệu . 3 I. Tổng quan đất rừng tại Việt Nam. 4 I.1 Hiện trạng đất lâm nghiệp. 4 I.2 Hiện trạng tài nguyên rừng . 7 II. Một số thể chế lâm nghiệp cơ bản từ những năm 1950 đến nay. 9 III. Giao đất giao rừng cho các hộ gia đình cá nhân . 15 III.1 Tổng quan các chính sách quy định việc giao đất giao rừng . 15 III. 2 Chính sách giao đất khoán rừng cho hộ gia đình và cá nhân . 17 IV. Tiến trình thực hiện GĐGR từ lý thuyết đến thực tiễn . 22 V. Tác động của chính sách giao đất giao rừng . 25 V.1 Giao đất giao rừng và sinh kế hộ . 25 V.2 Tác động của GĐGR đối với độ che phủ và chất lượng rừng . 29 VI. Giao đất giao rừng và ý nghĩa đối với FLEGT và REDD . 34 VI.1 Giao đất giao rừng và FLEGT . 34 VI.2 Giao đất giao rừng và ý nghĩa đối với REDD . 36 VII. Một số tiềm năng thay đổi thông qua GĐGR . 37 VII.1 Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp . 37 VII.2 Sắp xếp đổi mới và phát triển các CTLN. 40 VII.3 Vai trò của cộng đồng trong quản trị rừng . 46 VII.4. Diện tích rừng đất rừng do UBND xã quản lý . 50 VIII. Kết luận . 51 2 Giới thiệu Việt Nam có gần 15 4 triệu héc ta ha đất lâm nghiệp trong đó có trên 13 triệu ha là đất có rừng. Hiến pháp Việt Nam quy định đất và tài nguyên thiên nhiên bao gồm cả tài nguyên rừng là sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện làm chủ quản lý. Trong số trên 24 triệu người đang sống ở miền núi nhiều người hiện đang có cuộc sống lệ thuộc lớn vào rừng. Chính phủ tin rằng giao đất giao rừng GĐGR lâu dài cho các hộ sống lệ thuộc vào rừng sẽ khuyến khích các hộ nhận đất đầu tư vào trồng và bảo vệ rừng nhằm tạo thu nhập cải thiện sinh kế góp phần nâng cao độ che phủ và chất lượng rừng. Với lý do như vậy kể từ cuối những năm 1980 Chính phủ đã thực hiện chính sách GĐGR theo đó đất lâm nghiệp và một số quyền sử dụng đi kèm với đất đã được giao cho các hộ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chính sách GĐGR đã đem lại lợi ích .