Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Cảnh quan và con người miền núi trong truyện đường rừng của Lan Khai từ góc nhìn phê bình sinh thái
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết Cảnh quan và con người miền núi trong truyện đường rừng của Lan Khai từ góc nhìn phê bình sinh thái thực hiện trên cơ sở khảo sát các tác phẩm thuộc thể loại truyện đường rừng của Lan Khai như tập truyện ngắn Truyện đường rừng (1940), và các tiểu thuyết Tiếng gọi của rừng thẳm (1939), Dấu ngựa trên sương (1940), Suối đàn (1940) trong sự so sánh với các du ký trên tạp chí Nam Phong giai đoạn 1917-1934 và một số tác phẩm thơ trung đại Việt Nam. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI 10.18173 2354-1067.2022-0021 Social Sciences 2022 Volume 67 Issue 2 pp. 49-59 This paper is available online at http stdb.hnue.edu.vn CẢNH QUAN VÀ CON NGƯỜI MIỀN NÚI TRONG TRUYỆN ĐƯỜNG RỪNG CỦA LAN KHAI TỪ GÓC NHÌN PHÊ BÌNH SINH THÁI Bùi Linh Huệ và Nguyễn Diệu Linh Khoa Ngôn ngữ amp Văn hóa Trường Đại học Khoa học Đại học Thái Nguyên Tóm tắt. Các sáng tác đường rừng của Lan Khai được độc giả đương thời đặc biệt yêu thích không chỉ bởi hương vị xứ lạ exotic mà còn bởi góc nhìn mới mẻ độc đáo của nhà văn với cảnh quan và con người miền núi. Cái nhìn lí tưởng về mối quan hệ nhất thể giữa con người với thiên nhiên trong văn học trung đại hay ảo tưởng về sự hòa hợp thống nhất giữa con người với tự nhiên trong văn chương lãng mạn đều bị làm xói mòn trong những tác phẩm đường rừng của Lan Khai. Nghiên cứu này chỉ ra con người và tự nhiên miền núi trong truyện đường rừng của Lan Khai đã không còn mang màu sắc phân cực trung châu ngoại vi và văn minh bán khai như trong văn học trung đại và du ký hiện đại trên báo Nam Phong. Từ khóa Lan Khai cảnh quan thiên nhiên con người miền núi truyện đường rừng phê bình sinh thái diễn ngôn. 1. Mở đầu Trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam giai đoạn 1930 -1945 Lan Khai là một nhà văn với sức sáng tạo dồi dào thể hiện cả ở số lượng tác phẩm phong phú và các thể loại phong cách đa dạng. Trước Lan Khai đề tài miền núi vẫn là một đề tài ít được quan tâm trong văn học trung đại Việt Nam và văn học cận-hiện đại. Lan Khai được xem là nhà văn đặt bước chân đầu tiên vào thế giới miền núi với thể loại truyện đường rừng. Các sáng tác đường rừng của Lan Khai được độc giả đương thời đặc biệt yêu thích không chỉ bởi hương vị xứ lạ exotic mà còn bởi góc nhìn mới mẻ độc đáo của nhà văn với cảnh quan và con người miền núi. Đã có một số luận văn nghiên cứu về thể loại truyện đường rừng của Lan Khai và đề cập đến vấn đề phản ánh cảnh quan con người miền núi trong các truyện này. Trong luận văn Thế giới nghệ thuật trong truyện .