Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Những nét chủ yếu của hoạt động chấn hưng thực nghiệp ở Việt Nam trong những năm 1919-1929
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Hoạt động chấn hưng thực nghiệp ra đời vào đầu thế kỉ XX gắn liền với phong trào Duy Tân. Trong những năm 1919 - 1929, hoạt động chấn hưng thực nghiệp tiếp tục phát triển, chủ yếu do giai cấp tư sản khởi xướng và lãnh đạo với qui mô rộng lớn, diễn ra trên nhiều lĩnh vực kinh tế với nhiều phương thức như thành lập công ty, hiệp hội nghề nghiệp, sử dụng báo chí để tuyên truyền và tổ chức đấu tranh để đòi quyền lợi cho tư sản và dân tộc. | NHỮNG NÉT CHỦ YẾU CỦA HOẠT ĐỘNG CHẤN HƯNG THỰC NGHIỆP Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1919-1929 NGUYỄN THỊ HƯỜNG Trường Đại học Sư phạm Đại học Huế Tóm tắt Hoạt động chấn hưng thực nghiệp ra đời vào đầu thế kỉ XX gắn liền với phong trào Duy Tân. Trong những năm 1919 - 1929 hoạt động chấn hưng thực nghiệp tiếp tục phát triển chủ yếu do giai cấp tư sản khởi xướng và lãnh đạo với qui mô rộng lớn diễn ra trên nhiều lĩnh vực kinh tế với nhiều phương thức như thành lập công ty hiệp hội nghề nghiệp sử dụng báo chí để tuyên truyền và tổ chức đấu tranh để đòi quyền lợi cho tư sản và dân tộc. Từ khóa chấn hưng thực nghiệp phong trào Duy Tân 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Để giành lại độc lập cho dân tộc cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược không thể chỉ bằng biện pháp quân sự chính trị mà còn phải bằng biện pháp kinh tế văn hóa ngoại giao. Chính từ yêu cầu lịch sử đó hoạt động chấn hưng thực nghiệp đã ra đời gắn liền với phong trào Duy Tân vào đầu thế kỉ XX nhằm thực hiện các biện pháp cứu nước đó là Khai dân trí chấn dân khí hậu dân sinh. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào dân tộc dân chủ tư sản tiếp tục phát triển với trình độ cao hơn về mục tiêu nhiệm vụ thành phần lãnh đạo và phương thức tiến hành. Trong bối cảnh đó hoạt động chấn hưng thực nghiệp tiếp tục phát triển với vai trò là một biện pháp kinh tế để đạt đến mục tiêu của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và phát triển đất nước. Do gắn liền với những điều kiện lịch sử mới nên hoạt động chấn hưng thực nghiệp sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã diễn ra với nhiều nét mới so với đầu thế kỉ XX về thành phần lãnh đạo quy mô phong trào và hình thức thể hiện. 2. VỀ THÀNH PHẦN LÃNH ĐẠO CỦA HOẠT ĐỘNG CHẤN HƯNG THỰC NGHIỆP ĐẦU THẾ KỶ XX Ở VIỆT NAM Khởi xướng cho hoạt động chấn hưng thực nghiệp vào đầu thế kỉ XX là các sĩ phu yêu nước tiến bộ - những người đã khởi xướng và lãnh đạo cuộc vận động duy tân cứu nước đầu thế kỉ XX. Tiêu biểu là Phan Châu Trinh Huỳnh Thúc Kháng Trần Quí Cáp Lương Văn Can Nguyễn .