Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tìm hiểu lôgíc kinh tế trong chính sách đối ngoại của Mỹ

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Chính sách đối ngoại của Mỹ cũng theo đuổi ba mục tiêu là an ninh, phát triển và phát huy ảnh hưởng của quốc gia trên thế giới và bài nghiên cứu này sẽ cố gắng chỉ ra lôgíc kinh tế đằng sau các hoạt động quốc tế của Mỹ. Mời các bạn cùng tham khảo! | Tìm hiểu lôgíc kinh tế trong chính sách đối ngoại của Mỹ Nguyễn Đình Luân Nhìn chung chính sách đối ngoại của mỗi quốc gia đều nhằm ba mục tiêu cơ bản là an ninh phát triển và phát huy ảnh hưởng của quốc gia trên thế giới. Ba mục tiêu này có quan hệ chặt chẽ với nhau và thứ bậc ưu tiên của mỗi mục tiêu trong hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại quốc gia phụ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể trong từng giai đoạn nhất định. Chẳng hạn trong thời kỳ chiến tranh thì rõ ràng mục tiêu về an ninh quốc gia phải được đặt lên hàng đầu tuy nhiên vẫn phải chú trọng đúng mức phát triển và phát huy ảnh hưởng vì tiềm lực kinh tế mạnh là cơ sở xây dựng lực lượng quốc phòng mạnh. Chính sách đối ngoại của Mỹ cũng theo đuổi ba mục tiêu trên và bài nghiên cứu này sẽ cố gắng chỉ ra lôgíc kinh tế đằng sau các hoạt động quốc tế của Mỹ. Sự hình thành nước Mỹ có liên quan chặt chẽ đến quot giấc mộng vàng quot của những dòng người nhập cư từ lục địa châu Âu và nhiều nơi khác trên thế giới và như vậy lợi ích kinh tế và chủ nghĩa thực dụng một cách tự nhiên trở thành những yếu tố quan trọng chi phối tư duy chính trị đối ngoại ở Mỹ qua các thời kỳ lịch sử. 1. Mở rộng lãnh thổ bằng ngoại giao điền thổ thôn tính và làm giàu bằng chiến tranh buôn bán vũ khí Đầu thế kỷ XIX lợi dụng tình thế khó khăn của Pháp Mỹ đã nhanh chóng mở rộng lãnh thổ bằng quot ngoại giao điền thổ quot . Tháng 5 1803 với 15 triệu USD và với giá 3 xen 1 xen 1 100 USD một mẫu đất chính quyền của ông Jefferson đã mua toàn bộ vùng Louisiana từ tay Pháp vì lúc đó Napoleon rất cần tiền để chuẩn bị cho cuộc chiến tranh với Anh. Cuộc mua bán ngoạn mục này đã làm cho diện tích của Hoa Kỳ tăng lên gấp đôi. Tiếp theo là các vụ mua bán khác gây chiến tranh sáp nhập nhằm mở rộng lãnh thổ mua lại Florida từ Tây Ban Nha 1819 sáp nhập Texas 1845 . Năm 1846 Mỹ tuyên bố chiến tranh với Mêxico và sáp nhập bang California và New Mexico vào Mỹ. Năm 1848 sau khi ký hiệp ước hoà bình Mỹ Mêxico chấm dứt chiến tranh giữa hai nước Mêxico