Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Báo Thanh Nghị (1941 - 1945): Sự ra đời, hoạt động xuất bản và giá trị tư liệu đối với nghiên cứu lịch sử Việt Nam
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Lịch sử Việt Nam từ năm 1940 đến năm 1945 trong giai đoạn cộng tác cai trị của Pháp và Nhật Bản còn rất nhiều vấn đề cần được nghiên cứu chi tiết và có hệ thống nhờ vào các nguồn tư liệu mới. Khi các nguồn tư liệu bằng tiếng Pháp và tiếng Nhật khó được tiếp cận do những rào cản về địa lí và ngôn ngữ đối với nhà nghiên cứu, các tư liệu tiếng Việt càng có giá trị quan trọng, trong đó không thể bỏ qua tư liệu báo chí. | HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI 10.18173 2354-1067.2022-0011 Social Sciences 2021 Volume 67 Issue 1 pp. 96-107 This paper is available online at http stdb.hnue.edu.vn BÁO THANH NGHỊ 1941 - 1945 SỰ RA ĐỜI HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN VÀ GIÁ TRỊ TƯ LIỆU ĐỐI VỚI NGHIÊN CỨU LỊCH SỬ VIỆT NAM Ninh Xuân Thao và Nguyễn Hữu Thắng Khoa Lịch sử Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Lịch sử Việt Nam từ năm 1940 đến năm 1945 trong giai đoạn cộng tác cai trị của Pháp và Nhật Bản còn rất nhiều vấn đề cần được nghiên cứu chi tiết và có hệ thống nhờ vào các nguồn tư liệu mới. Khi các nguồn tư liệu bằng tiếng Pháp và tiếng Nhật khó được tiếp cận do những rào cản về địa lí và ngôn ngữ đối với nhà nghiên cứu các tư liệu tiếng Việt càng có giá trị quan trọng trong đó không thể bỏ qua tư liệu báo chí. Cùng với các tờ Khoa học báo và Tri Tân tuần báo Thanh Nghị là một trong ba tờ báo xuất bản hợp pháp được đọc nhiều nhất tại miền Bắc Việt Nam vào giai đoạn đặc biệt này. Khoảng 5 năm tồn tại với 120 số và hơn 1.000 bài báo tuần báo Thanh Nghị không chỉ phản ánh tình hình kinh tế chính trị xã hội Việt Nam mà còn có vai trò thúc đẩy sự phát triển thông qua việc phổ biến thông tin phổ biến kiến thức đấu tranh cho những tiến bộ xã hội . Giá trị tư liệu của tuần báo không chỉ ở những bài nghiên cứu khảo luận điều tra mà nó còn là diễn đàn nơi mà những trí thức ở tất cả các lĩnh vực như bác sĩ kỹ sư nhà văn thể hiện quan điểm đề án đóng góp những giá trị mang tính thúc đẩy cho sự phát triển của dân tộc. Rất nhiều trí thức tham gia viết báo sau này đã trở thành những người đặt viên gạch đầu tiên cho chế độ mới - do nhân dân lao động làm chủ. Nguồn tư liệu từ tuần báo Thanh Nghị nếu được khai thác triệt để sẽ có giá trị to lớn đối với việc nghiên cứu lịch sử Việt Nam giai đoạn 1940 - 1945 trên rất nhiều lĩnh vực từ đó góp phần bổ khuyết những mảng trống trong nghiên cứu và đưa ra cái nhìn đa chiều hơn về giai đoạn lịch sử nhiều tranh cãi này. Từ khoá Thanh Nghị Tuần báo Thanh Nghị lịch sử báo chí sử liệu .