Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Ảnh hưởng của AEC và TPP tới vị thế kinh tế Việt Nam

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

AEC và TPP là những thể chế kinh tế khu vực và xuyên khu vực mang bản chất tự do hóa thương mại rất cao thúc đẩy quá trình hội nhập sâu rộng của Việt Nam. Các tác động của AEC và TPP thể hiện ở việc thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và phần còn lại của thế giới cả trực tiếp và gián tiếp. Điều này góp phần làm thay đổi vị trí nền kinh tế Việt Nam trong tương quan với các đối tác kinh tế khác. | ẢNH HƯỞNG CỦA AEC VÀ TPP TỚI VỊ THẾ KINH TẾ VIỆT NAM PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt AEC và TPP là những thể chế kinh tế khu vực và xuyên khu vực mang bản chất tự do hóa thương mại rất cao thúc đẩy quá trình hội nhập sâu rộng của Việt Nam. Các tác động của AEC và TPP thể hiện ở việc thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và phần còn lại của thế giới cả trực tiếp và gián tiếp. Điều này góp phần làm thay đổi vị trí nền kinh tế Việt Nam trong tương quan với các đối tác kinh tế khác. Nếu quan niệm nền kinh tế thế giới là một thể thống nhất cùng nằm trong một hệ trục tọa độ thì tác động của AEC và TPP là làm thay đổi tọa độ kinh tế Việt Nam trong bản đồ kinh tế khu vực và thế giới. Từ khóa AEC TPP tọa độ kinh tế Việt Nam. 1. Giới thiệu TPP được các thành viên ký kết ngày 05 10 2015 và AEC có hiệu lực từ ngày 31 12 2015. Đây là khuôn khổ thể chế khu vực có tác động đáng kể đến nền kinh tế của các nước thành viên trong đó có Việt Nam thông qua việc khai thác động lực di chuyển tự do hàng hóa dịch vụ yếu tố theo quy luật lợi thế theo quy mô cạnh tranh để vừa thu lợi nhuận siêu ngạch và thu lợi nhuận bình quân1. AEC là một lực lượng kinh tế làm tăng sức hút đối với nền kinh tế Việt Nam trong khu vực để không bị rơi vào quỹ đạo của các nền kinh tế lớn khác trong khu vực. TPP tạo khả năng kết nối sâu sắc nền kinh tế Việt Nam với các đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương càng góp phần tăng sự kết nối Việt Nam với các đối tác kinh tế chiến lược khác đặc biệt là các đối tác có tiềm lực kinh tế - tài chính - công nghệ hàng đầu thế giới. 1 Theo quan điểm của C.Mác cạnh tranh giữa các nhà tư bản gồm có cạnh tranh nội bộ ngành để thu lợi nhuận siêu ngạch còn cạnh tranh giữa các ngành để thu lợi nhuận bình quân Kinh tế- chinh trị Mác-Lênin Phần tư bản chủ nghĩa 313 AEC có diện tích là 4 4 triệu km2 dân số 625 triệu người và GDP 2 4 nghìn tỷ USD năm 2014 còn 12 nước thành viên TPP có diện tích 32 5 triệu km2 dân số 780 triệu người và