Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đề tài “ Cân đối ngân sách nhà nước- thực trạng và hướng hoàn thiện”

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Đại hội Đảng lần VI năm 1986 đã đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển kinh tế của nước ta. Đảng và Nhà nước đã chủ trương chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp tập trung sang cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt từ năm 1991 trở đi nền kinh tế nước ta đã thực sự bắt nhịp được theo cơ chế kinh tế mới, đất nước cũng đã có nhiều sự thay đổi và phát triển trên nhiều phương diện, nhất là vai trò quản lý và điều tiết vĩ mô nền. | Nhà nước chỉ nên xem bổ sung cân đối NSNN là giải pháp cuối cùng khi địa phương đã nỗ lực hết mình trong khai thác nguồn thu, nhiệm vụ chi và nhu cầu chi là cần thiết không thể cắt giảm và tiết kiệm hơn nữa, mà địa phương không thể tự cân đối được. Có như vậy, mỗi địa phương mới phát huy tính chủ động và sáng tạo của mình trong khai thác và sử dụng nguồn lực của địa phương. Chính quyền địa phương sẽ không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của ngân sách cấp trên nữa, thay vào đó sẽ tích cực hơn trong công tác giải quyết thiếu hụt NSĐP, giảm bớt gánh nặng cho NSNN. Bên cạnh đó, cần nâng cao trách nhiệm và tính minh bạch của mỗi địa phương trong việc kê khai và dự toán khả năng thu chi của địa phương một cách chính xác, để chính phủ có những giải pháp hợp lý bổ sung cân đối ngân sách cho mỗi địa phương. Để hoàn thiện cơ chế bổ sung cân đối NSNN ngày càng đạt hiệu quả hơn, Nhà nước ta cần quán triệt theo tinh thần không bổ sung cân đối toàn bộ những thiếu hụt của NSĐP, mà để lại một phần cho địa phương tự bù đắp để tăng cường tính trách nhiệm và khả năng chủ động cho địa phương. Việc xác định tỷ lệ bổ sung cân đối cho mỗi địa phương là khác nhau, có thể dựa vào điều kiện và tiềm lực kinh tế- xã hội của từng vùng mà điều chỉnh cho hợp lý. Hiện nay chính quyền địa phương có nhiều quyền tự chủ hơn trong việc huy động cũng như sử dụng nguồn lực tài chính, vì vậy việc để lại khoảng 10%-20% phần thiếu hụt cho NSĐP tự bù đắp là có tính khả thi cao, địa phương có thể thực hiện được bằng cách nuôi dưỡng, khai thác tốt nguồn thu, giảm những chi tiêu không hợp lý hoặc đi vay nợ theo luật định. Trong cơ chế bổ sung này, cần ưu tiên cho những địa phương có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn, yếu kém và thực hiện bổ sung có mục tiêu nhằm hỗ trợ địa phương phát huy được các thế mạnh và khắc phục được những yếu kém.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN