Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Nghiên cứu áp dụng phương pháp khảo sát Delphi trong đánh giá mức độ quản lý tổng hợp tài nguyên nước
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích xác định phương pháp và đưa ra các bước áp dụng kỹ thuật Delphi trong đánh giá mức độ thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở Việt Nam theo chỉ tiêu phát triển bền vững toàn cầu 6.5.1. Theo đó, nghiên cứu sẽ góp phần tăng cường tính chính xác và độ tin cậy của các kết quả đánh giá thu được. | NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT DELPHI TRONG ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ QUẢN LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN NƯỚC Nguyễn Tú Anh 1 Trần Văn Trà 1 Đỗ Thị Ngọc Bích 1 Lê Văn Linh 1 Võ Hà Dương 1 Nguyễn Quang Huy 2 1 Viện Khoa học tài nguyên nước 2 Vụ hợp tác quốc tế Bộ Tài nguyên và Môi trường Ngày nhận bài 09 8 2021 ngày chuyển phản biện 10 8 2021 ngày chấp nhận đăng 16 9 2021 Tóm tắt Nghiên cứu này được thực hiện với mục đích xác định phương pháp và đưa ra các bước áp dụng kỹ thuật Delphi trong đánh giá mức độ thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước QLTHTNN ở Việt Nam theo chỉ tiêu phát triển bền vững toàn cầu 6.5.1. Theo đó nghiên cứu sẽ góp phần tăng cường tính chính xác và độ tin cậy của các kết quả đánh giá thu được. Toàn bộ nghiên cứu được chia thành hai phần Phần I nghiên cứu và xác định phương pháp áp dụng khảo sát Delphi trong đánh giá chỉ tiêu QLTHTNN bài báo này và Phần II áp dụng phương pháp khảo sát Delphi đã được điều chỉnh để đánh giá mức độ thực hiện QLTHTNN tại Đồng bằng sông Cửu Long. Trong bài báo này phương pháp khảo sát Delphi đã được điều chỉnh để phù hợp với các yêu cầu của chỉ tiêu 6.5.1. Các điều chỉnh bao gồm chuyển mục đích khảo sát vòng 1 từ thu thập ý kiến chuyên gia để xác định các yếu tố liên quan đến vấn đề nghiên cứu như trong phương pháp Delphi truyền thống sang mục đích khởi động giới thiệu nghiên cứu xác định tính phù hợp của các câu hỏi và thu thập các thông tin liên quan đến vấn đề nghiên cứu và điều chỉnh một số quy tắc của nguyên tắc KAMET trong việc phân tích tính nhất quán và ổn định của xếp hạng do các chuyên gia đưa ra liên quan đến giá trị trung bình độ lệch phân vị và phương sai trong số điểm của chỉ số. Báo cáo cũng đưa ra các bước khảo sát cùng với các yêu cầu cụ thể trong từng bước. Từ khóa Phát triển bền vững Chỉ tiêu 6.5.1 KAMET Ma trận đánh giá các bên liên quan. 1. Mở đầu là rủi ro số một đối với kinh tế - xã hội 30 . Trước Nước là một phần không thể thiếu trong hoạt sức ép của gia tăng dân số và thay đổi cơ cấu động hàng