Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giáo trình Lý thuyết ngôn ngữ lập trình (Nghề Lập trình máy tính): Phần 2 - Tổng cục dạy nghề

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Giáo trình Lý thuyết ngôn ngữ lập trình (Nghề Lập trình máy tính): Phần 2 giúp bạn nắm được các khái niệm cơ bản của ngôn ngữ lập trình chung, hiểu được các thành phần của một ngôn ngữ lập trình, biết phân biệt các đặc trưng khác nhau của các ngôn ngữ lập trình. Mời các bạn tham khảo! | Bài 3 TÊN BÀI HÀM THỦ TỤC MÃ BÀI ITPRG3-06.3 Giới thiệu Khái niệm chương trình con sub-program hay sub-routine ra đời từ rất sớm vào những năm 1950. Mà sau đó chương trình con dạng hàm hay thủ tục đã được sử dụng rộng rãi trong các ngôn ngữ lập trình đặc biệt là các ngôn ngữ lập trình mệnh lệnh. Cho đến ngày nay khi mà các ngôn ngữ lập trình rất pgong phú đa dạng thì khái niệm này vẫn tồn dưới nhiều hình thức khác nhau. Mục tiêu thực hiện - Hiểu rõ cơ chế thực hiện của chương trình con dạng hàm và thủ tục - Phân biệt và sử dụng đúng các dạng tham số - Nắm cấu trúc chuẩn của một chương trình con - Hiểu được tính ưu việt của các chương trình con - Nắm được cách xây dựng và sử dụng chương trình con trong ngôn ngữ lập trình Pascal - Nắm được khái niệm đệ quy Nội dung chính Trình bày hai khái niệm hàm và thủ tục. Nêu bật ưu điểm của hàm và thủ tục. Trình bày cách xây dựng hàm và thủ tục trong ngôn ngữ lập trình Pascal. Khái niệm chương trình con Khái niệm chương trình con sub-program hay sub-routine được ra đời từ rất sớm vào những năm 1950 khi mà ngôn ngữ để lập trình mới chỉ là ngôn ngữ máy. Do việc viết chương trình bằng các bit nhị phân là rất phức tạp khó khăn người ta đã nghĩ đến việc xây dựng sẵn các đoạn chương trình thường hay sử dụng. Các đoạn chương trình này chính là tiền thân cho khái niệm chương trình con. Chương trình con thực ra là những đoạn chương trình dãy các câu lệnh thường được hay sử dụng lặp đi lặp lại trong khi lập trình. Để giảm bớt thời gian lập trình người ta xây dựng sẵn các thư viện chứa các chương trình con mà sau đó các chương trình con này có thể được sử dụng nhiều lần. Ví dụ tính cos hay sin là các công việc thường hay gặp trong toán học. Thế thì thay vì mỗi lần cần đến ta phải thực hiện tính toán ta có thể xây dựng sẵn các chương trình con cho phép thực hiện công việc tính toán này và sau đó chỉ việc sử dụng. Trong thực tế trong hầu hết tất cả các ngôn ngữ lập trình các công việc thường được lặp đi lặp lại như thế này đều được xây .