Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tự động hóa quá trình cô đặc gián đoạn dung dịch đường quy mô pilot
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết trình bày nghiên cứu tự động hóa quá trình cô đặc đường của hệ thống cô đặc chân không gián đoạn quy mô pilot. Để phát triển hệ thống tự động hóa, bốn vòng điều khiển đơn độc lập đã được sử dụng nhằm điều khiển lần lượt mức lỏng khi nhập liệu, áp suất chân không trong thiết bị cô đặc, nhiệt độ của dung dịch trong buồng đốt và nhiệt độ của nước giải nhiệt trong thiết bị ngưng tụ. | TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 18 Số 12 2021 2147-2161 Vol. 18 No. 12 2021 2147-2161 ISSN Website http journal.hcmue.edu.vn https doi.org 10.54607 hcmue.js.18.12.3268 2021 2734-9918 Bài báo nghiên cứu TỰ ĐỘNG HÓA QUÁ TRÌNH CÔ ĐẶC GIÁN ĐOẠN DUNG DỊCH ĐƯỜNG QUY MÔ PILOT Trần Lê Hải1 2 Nguyễn Sĩ Xuân Ân1 2 Nguyễn Thị Như Ngọc1 2 Nguyễn Hồng Hải1 2 Lý Khắc Tòng1 2 Bùi Ngọc Pha1 2 1 Khoa Kĩ thuật Hóa học Trường Đại học Bách khoa Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam 2 Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam Tác giả liên hệ Bùi Ngọc Pha Email buingocpha@hcmut.edu.vn Ngày nhận bài 07-9-2021 ngày nhận bài sửa 16-11-2021 ngày duyệt đăng 12-12-2021 TÓM TẮT Cô đặc chân không hoạt động gián đoạn là một quá trình khó điều khiển tự động. Trong nghiên cứu này chúng tôi nghiên cứu tự động hóa quá trình cô đặc đường của hệ thống cô đặc chân không gián đoạn quy mô pilot. Để phát triển hệ thống tự động hóa bốn vòng điều khiển đơn độc lập đã được sử dụng nhằm điều khiển lần lượt mức lỏng khi nhập liệu áp suất chân không trong thiết bị cô đặc nhiệt độ của dung dịch trong buồng đốt và nhiệt độ của nước giải nhiệt trong thiết bị ngưng tụ. Dựa trên nghiên cứu thực nghiệm và sử dụng mô hình bậc nhất có trễ FOPDT hàm truyền của điều khiển quá trình đã được xây dựng thành công. Từ đó các hệ số thuật toán điều khiển PID bao gồm KP KI và KD để lập trình cho bộ điều khiển đã được xác định thông qua phương pháp Ziegler-Nichols I. Kết quả đánh giá bằng thực nghiệm và mô phỏng Matlab Simulink dựa trên các hệ số thu được cho thấy kết quả mô phỏng phản ảnh sự tương đồng với hành vi của quá trình thực tế chứng minh rằng mô hình hàm truyền là đáng tin cậy. Mô phỏng máy tính được sử dụng để hiệu chỉnh các hệ số điều khiển nhằm tối ưu chất lượng điều khiển quá trình dựa trên hàm truyền thu được cho kết quả Kp 71 5 KI 4 5 và KD 0 ứng với thời gian đáp ứng 1200 s độ lọt vố POT khoảng 0 625 và sai số