Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu khả năng xử lý ô nhiễm chất hữu cơ tại sông Tô Lịch bằng hệ thống sục khí sử dụng pin năng lượng mặt trời

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Luận văn tập trung nghiên cứu các nội dung chính sau: Đánh giá được thực trạng và chất lượng nước sông Tô Lịch; so sánh phương pháp xử lý ô nhiễm CHC bằng hệ thống sục khí và phương pháp sử dụng hợp chất chứa sắt; nghiên cứu giải pháp sử dụng pin năng lượng mặt trời thay thế việc sử dụng điện cho hệ thống sục khí theo các kịch bản mùa khô và mùa mưa. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - Phí Phương Hạnh NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG XỬ LÝ Ô NHIỄM CHẤT HỮU CƠ TẠI SÔNG TÔ LỊCH BẰNG HỆ THỐNG SỤC KHÍ SỬ DỤNG PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội - 2019 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - Phí Phương Hạnh NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG XỬ LÝ Ô NHIỄM CHẤT HỮU CƠ TẠI SÔNG TÔ LỊCH BẰNG HỆ THỐNG SỤC KHÍ SỬ DỤNG PIN NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI Chuyên ngành Khoa học môi trường Mã số 8440301.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Trần Thiện Cường TS. Nguyễn Hữu Huấn Hà Nội - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của tập thể cán bộ hướng dẫn. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Các trích dẫn sử dụng trong luận văn đã ghi rõ tên tài liệu tham khảo và tác giả của tài liệu đó. TÁC GIẢ Phí Phương Hạnh i LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thiện được nội dung của luận văn thạc sĩ khoa học ngoài sự nỗ lực không ngừng của bản thân tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới quý thầy cô bộ môn Môi trường và Phát triển bền vững nói riêng và toàn thể thầy cô Khoa Môi trường Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung đã luôn quan tâm và tận tình giảng dạy truyền đạt những kiến thức bổ ích và vô cùng quý báu cho tôi trong suốt thời gian theo học tại trường. Tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành và tri ân sâu sắc tới TS. Trần Thiện Cường và TS. Nguyễn Hữu Huấn những người đã trực tiếp hướng dẫn luôn luôn sát sao động viên nhắc nhở kịp thời và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt thời gian thực hiện nghiên cứu phục vụ cho luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn các cán bộ thuộc Phòng Thí nghiệm Khoa Môi trường Trường Đại học Khoa học Tự nhiên ĐHQGHN cảm ơn Trung tâm nghiên cứu quan trắc và mô hình hóa môi trường đã hỗ trợ và giúp đỡ tôi hết sức nhiệt tình trong quá trình phân tích và vận hành .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN