Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Lịch sử thế giới cổ trung phần 5
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Lịch sử thế giới cổ trung II. SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC A-TEN (Thế kỷ VII-VI tr.CN) 1. Sự phát sinh nhà nước A-ten và sự thiết lập chế độ cộng hòa quí tộc. A-ten là một quốc gia-thành thị xuất hiện vùng bán đảo Attic, thuộc trung bộ Hy Lạp. Nhà nước A-ten ra đời trên cơ sở thống nhất tòan bộ dân cư ở 4 bộ lạc dưới quyền quản lý chung của một cơ quan hành chính duy nhất, thay thế cho cơ quan quản lý dân chủ riêng rẽ của các bộ lạc | Lịch sử thế giới cô trung II. SỰ PHÁT SINHVÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC A-TEN Thế kỷ VII-VI tr.CN 1. Sự phát sinh nhà nước A-ten và sự thiết lập chế độ cộng hòa quí tộc. A-ten là một quốc gia-thành thị xuất hiện vùng bán đảo Attic thuộc trung bộ Hy Lạp. Nhà nước A-ten ra đời trên cơ sở thống nhất tòan bộ dân cư ở 4 bộ lạc dưới quyền quản lý chung của một cơ quan hành chính duy nhất thay thế cho cơ quan quản lý dân chủ riêng rẽ của các bộ lạc. Đồng thời hội nghị quí tộc của mỗi bộ lạc cũng bị xóa bỏ và thay thế bằng đại hội của toàn thể công dân A-ten công cuộc thống nhất có ý nghĩa lịch sử trọng đại đó theo truyền thuyết là do một vị anh hùng thành A-ten lúc bấy giờ là Thésée thực hiện một cách hòa bình. Tê-dê chia toàn thể dân tự do A-ten thành 3 đẳng cấp giàu nghèo khác nhau không phân biệt là thuộc thị tộc hay bộ lạc nào quí tộc nông dân và thợ thủ công. Như vậy là tổ chức thị tộc của người A-ten đã bị tan rã và nhường chỗ cho một xã hội có giai cấp nền chính trị toàn dân của chế độ bộ lạc cũ đã nhường chỗ cho nền chuyên chính của giai cấp quí tộc thị tộc. Đại hội nhân dân cẫn tiếp tục tồn tại nhưng nó đã biến thành một cơ quan tư vấn. Tất cả mọi quyền bính đều do hội đồng trưởng lão gồm đại biểu của giai cấp quí tộc thị tộc nắm lấy. Lúc ấy vua tức là ba-di-lơt cũng bị phế truất. Chín vị chấp chính quan chọn trong hàng ngũ quí tộc được cử giữ những chức vụ cao nhất trong bộ máy nhà nước A-ten. 2. Những cải cách của Sô-lôn. Ông tuyên bố xóa bỏ những nợ nần nhổ hết những thẻ cầm cố ruộng đất khắp đồng bằng A-tic. Ông giải phóng cho những người nô lệ vì nợ nần và cấm chỉ từ đấy không ai được gán mình hoặc vợ con mình làm nô lệ cho kẻ khác để chuộc nợ. Cấm không cho ký kết những văn tự lấy bản thân con nợ làm bảo đảm. Cải cách trên đây đã hy sinh quyền lợi của giai cấp quí tộc thị tộc để giành lại quyền sở hữu ruộng đất về cho nông dân chủ nợ phải bị thiệt hại để làm lợi cho chế độ sở hữu của những con nợ. Về phương diện đó mà nói thì cải cách đó có một ý nghĩa cách .