Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và tái sinh của quần xã thực vật rừng tự nhiên phục hồi sau khoanh nuôi, làm cơ sở đề xuất giải pháp kỹ thuật lâm sinh tác động tại tỉnh Quảng Ninh
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đề tài nghiên cứu nhằm xác định được một số đặc điểm cấu trúc và tái sinh của quần xã thực vật rừng tự nhiên phục hồi sau khoanh nuôi, làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp lâm sinh hợp lý. | 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Nghiên cứu cấu trúc và tái sinh rừng nhằm duy trì rừng như một hệ sinh thái ổn định có sự hài hoà của các nhân tố cấu trúc lợi dụng tối đa tiềm năng của điều kiện lập địa và phát huy bền vững các chức năng có lợi của rừng cả về kinh tế xã hội và sinh thái là rất cần thiết. Do sự tác động vào rừng ngày càng tăng của con người và xã hội đã làm cho rừng ở nước ta bị suy giảm về số lượng và chất lượng làm hạn chế các lợi ích thu được từ rừng. Theo tài liệu thống kê năm 2008 của Cục Kiểm Lâm tổng diện tích rừng của Việt Nam vào khoảng 12 triệu hecta trong đó có 10 triệu hecta là rừng tự nhiên và có tới 60 diện tích rừng tự nhiên của nước ta là rừng nghèo kiệt có trữ lượng thấp. Đứng trước thực trạng đó trong những năm qua chủ trương của nhà nước hạn chế khai thác tiến tới đóng cửa rừng tự nhiên nhằm bảo vệ và phục hồi rừng nhưng trên thực tế việc khoanh nuôi phục hồi rừng chủ yếu là khoanh vùng bảo vệ hầu như ít tác động bằng biện pháp kỹ thuật. Theo nhiều tài liệu ở các tỉnh Bắc bộ có gần 500.000 ha rừng đã được khoanh nuôi thì có đến 70-80 diện tích rơi vào thực trạng đó. Đây là nguyên nhân làm cho tốc độ phục hồi rừng còn chậm nhiều khu rừng sau khoanh nuôi vẫn không thành công hoặc thành công ở mức độ rất hạn chế. Do đó yêu cầu cấp thiết là cần có những biện pháp kỹ thuật tác động vào rừng sau khoanh nuôi để sớm đạt được các mục tiêu đặt ra nhằm kinh doanh rừng có hiệu quả. Xã Sơn Dương và Tân Dân thuộc Huyện Hoành Bồ - Tỉnh Quảng Ninh có diện tích rừng tương đối phong phú và đa dạng là hai xã miền núi chủ yếu có rừng phòng hộ và một số diện tích rừng sản xuất. Về cơ bản diện tích đất lâm nghiệp đã được giao cho các lâm trường ban quản lý rừng phòng hộ và các hộ gia đình quản lý nguồn thu chủ yếu dựa vào sản xuất nông - lâm. Trong đó lâm nghiệp là thế mạnh tiềm năng của hai xã. Nhưng việc khai thác chưa hợp lý phương thức canh tác chủ yếu là đốt nương làm rẫy chăn thả gia súc bừa bãi người dân chưa có ý thức bảo vệ đã làm cho diện tích rừng tự nhiên .