Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Sở hữu công của cộng đồng làng xã đối với đất đai trong lịch sử và bài học của chúng ta

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết cho thấy, hơn bất cứ thời gian nào khác, đất đai của Việt Nam đang là vấn đề nóng nhất trong xã hội Việt Nam hiện nay, trong số tổng số khiếu nại tố cáo và cả tham nhũng tới cả hơn một chục năm nay, kể từ khi có kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa những chiếm tới hơn 70 % có liên quan đến đất đai, nhất là đất canh tác. | Sở hữu công của cộng đồng làng xã đối với đất đai trong lịch sử và bài học của chúng ta Nguyễn Đăng Dung Đại học quốc gia Hà Nội Tóm tắt Hơn bất cứ thời gian nào khác đất đai của Việt Nam đang là vấn đề nóng nhất trong xã hội Việt Nam hiện nay trong số tổng số khiếu nại tố cáo và cả tham nhũng tới cả hơn một chục năm nay kể từ khi có kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa những chiếm tới hơn 70 có liên quan đến đất đai nhất là đất canh tác. Nguyên nhân của vấn đề là quy chế của loại hinh đất đai này. Xin được giới thiệu quy chế ruộng công của làng xã Việt Nam thời phong kiến và bài học cần phải rút cho viẹc giải quyết những khó khăn của hiện nay. Từ khóa Sở hữu đất đai cộng đồng làng xã ruộng công làng xã quân điền. 1. Sơ thảo các loại hình sở hữu đất đai của người Việt trước khi thực dân Pháp đô hộ Ngay từ những năm đầu tiên của việc dựng nước tổ tiên của người Việt đã biết ứng xử với đất đai như một loại tư liệu sản xuất và tiêu dùng đặc biệt. Trải qua một chiều dài của lịch tổ tiên người Việt đã có các loại hình sở hữu đa dạng cho đất đai trước khi người Pháp đô hộ. Đất đai của chế độ phong kiến được chia thành 2 loại đất thổ cư và đất ruộng ruộng đất. 48 Loại thứ nhất là đất thổ cư. Đất này là đất thuộc sở hữu tư nhân được dùng cho đất ở và nơi thờ tự có thể tự mua bán tự chuyển nhượng. Chủ sở hữu có thể là tư nhân có thể là tổ chức có thể là cả nhà nước. Loại thứ hai là đất ruộng đất sản xuất hay còn được gọi ngược là là ruộng đất cũng có đủ các loại hình sở hữu cũng có sở hữu tư cũng có sở hữu tập thể của cộng đồng cư dân và cũng có sở hữu nhà nước. Mỗi một loại sở hữu có một quy chế pháp lý riêng biệt. Sự phức tạp rõ nhất là quy chế của loại ruộng đất của cộng đồng làng xã. Làng xã Việt Nam trong thời phong kiến độc lập có cả ruộng đát công của nhà nước trung ương lẫn ruộng đất công của làng xã. Sự tồn tại của bộ phận ruộng đất công của nhà nước trung ương trong địa giới của làng xã được nhiều nguồn tư liệu thuộc nhiều thời gian khác nhau nói đến. .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN