Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế chính trị: Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đề tài có cấu trúc gồm 3 chương trình bày những vấn đề lý luận chung và kinh nghiệm quốc tế về chuyển giao công nghệ, thực trạng hoạt động chuyển giao công nghệ ở Việt Nam trong thời gian qua; guan điểm định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ ở Việt Nam trong thời gian tới. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ - - HOÀNG VĂN CƯƠNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2005 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ - - HOÀNG VĂN CƯƠNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÃ SỐ 5.02.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. LÊ DANH TỐN HÀ NỘI - 2005 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bước vào thế kỷ XXI cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tiếp tục phát triển với nhịp độ ngày càng nhanh tạo ra những thành tựu mang tính đột phá làm thay đổi nhanh chóng sâu sắc mọi mặt đời sống xã hội loài người. Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng lớn trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Vì vậy đối với những nước chậm phát triển muốn tiến kịp những nước phát triển phải nhanh chóng nâng cao năng lực khoa học và trình độ công nghệ nắm bắt và làm chủ các tri thức mới để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đi tắt vào kinh tế tri thức. Sau gần 20 năm đổi mới nước ta đã giành được những thành tựu to lớn và rất quan trọng làm cho thế và lực của đất nước mạnh lên nhiều. Cùng với quá trình phát triển đất nước khoa học và công nghệ nước ta đã có những bước tiến tích cực lực lượng cán bộ khoa học và công nghệ đã trưởng thành một bước và có nhiều cố gắng thích nghi với cơ chế mới có khả năng tiếp thu làm chủ được tri thức công nghệ hiện đại trên một số ngành và lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên đứng trước bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế nền khoa học và công nghệ nước ta còn có khoảng cách khá xa so với các nước phát triển chưa tạo ra được những năng lực khoa học và công nghệ cần thiết để thực sự trở thành nền tảng và động lực cho tiến trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định phương hướng phát triển khoa học và công nghệ của nước ta đến năm 2010 là Việc đổi mới công nghệ sẽ hướng vào chuyển giao công nghệ