Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Đánh giá lợi thế so sánh ngành da giày Việt Nam trong khu vực ASEAN thông qua chỉ số lợi thế so sánh hiển thị

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết thực hiện phân tích lợi thế so sánh ngành da giày của Việt Nam và các nước trong khu vực Asean thông qua chỉ số lợi thế so sánh hiển thị. Kết quả cho thấy Việt Nam luôn dẫn đầu, chiếm phần lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu ngành da giày của tất cả các nước Asean và có khoảng cách rất xa với các nước còn lại trong khu vực. | Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng ĐÁNH GIÁ LỢI THẾ SO SÁNH NGÀNH DA GIÀY VIỆT NAM TRONG KHU VỰC ASEAN THÔNG QUA CHỈ SỐ LỢI THẾ SO SÁNH HIỂN THỊ TS. Lê Tuấn Lộc ThS. Nguyễn Văn Nên Trường Đại học Kinh tế - Luật ĐHQG TP.HCM loclt@uel.edu.vn nennv@uel.edu.vn TÓM TẮT Nghiên cứu thực hiện phân tích lợi thế so sánh ngành da giày của Việt Nam và các nước trong khu vực Asean thông qua chỉ số lợi thế so sánh hiển thị. Kết quả cho thấy Việt Nam luôn dẫn đầu chiếm phần lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu ngành da giày của tất cả các nước Asean và có khoảng cách rất xa với các nước còn lại trong khu vực. Về tổng thể chỉ có 3 trong số 10 nước Asean có lợi thế so sánh trong ngành da giày. Tại thị trường Châu Âu lợi thế so sánh của Việt Nam dẫn đầu cho đến năm 2013 và xếp sau Campuchia từ năm 2014. Tại thị trường Hoa Kỳ chỉ số lợi thế so sánh Việt Nam luôn tăng đều qua các năm và giữ vị trí dẫn đầu trong khu vực. Tại thị trường này vị trí của Campuchia đã có sự sụt giảm và không thể cạnh tranh với Việt Nam chỉ số RCA ngành da giày của Việt Nam đã tăng hơn mười lần so với thị trường thế giới. Kết quả trên cho thấy bên cạnh việc tiếp cận các thị trường mới như Hoa Kỳ Việt Nam cũng cần chú ý và giữ vững thị phần vị thế của mình tại thị trường truyền thống Châu Âu đặc biệt là tận dụng sự mở của từ FTA với EU ưu thế mà các nước đang có lợi thế so sánh hơn Việt Nam về ngành da giày trong khu vực không có được. Từ khóa da giày Việt Nam lợi thế so sánh Asean 1. Giới thiệu Ngành giày da của thế giới đang tiếp tục chuyển đổi việc sản xuất sang các nước đang phát triển đặc biệt là các nước có điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư nền chính trị ổn định hòa bình. Khi gia nhập WTO thuế quan được cắt giảm theo lộ trình và bãi bỏ cùng với những chính sách khuyến khích xuất khẩu sản xuất Việt Nam trở thành điểm đến cho việc đầu tư của các nhà sản xuất giày da. Ngành công nghiệp da giày Việt Nam đã phát triển rất nhanh và được xem là một trong những ngành công nghiệp chính đưa nền kinh tế .