Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giải pháp đẩy mạnh phát triển thương hiệu sản phẩm nhãn Sông Mã, tỉnh Sơn La
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Qua nghiên cứu thực trạng phát triển thương hiệu sản phẩm nhãn của huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La, tác giả đã đề xuất được năm nhóm giải pháp cơ bản để đẩy mạnh phát triển thương hiệu sản phẩm nhãn, từ đó góp phần phát triển kinh tế của huyện Sông Mã nói riêng và tỉnh Sơn La nói chung. | Hội thảo khoa học Quốc gia Quản lý tài nguyên môi trường và phát triển bền vững vùng Tây Bắc Việt Nam GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM NHÃN SÔNG MÃ TỈNH SƠN LA Phạm Thị Vân Anh Khoa Kinh tế - Trường Đại học Tây Bắc Email vananhpt@utb.edu.vn Tóm tắt Cây nhãn là cây ăn quả chủ lực đem lại nguồn thu nhập lớn cho người dân huyện Sông Mã. Những năm vừa qua được sự quan tâm của các cấp chính quyền các cơ quan ban ngành của huyện tỉnh sự quyết tâm đồng lòng của lãnh đạo các hợp tác xã và người dân. Đến nay sản phẩm Nhãn Sông Mã đã xây dựng được thương hiệu được người tiêu dùng trong và ngoài nước đón nhận. Tuy nhiên để có chỗ đứng vững chắc xuất khẩu bền vững được sang các thị trường đặc biệt là các thị trường có yêu cầu chất lượng khắt khe việc đẩy mạnh phát triển thương hiệu sản phẩm nhãn là hết sức quan trọng và cần thiết. Qua nghiên cứu thực trạng phát triển thương hiệu sản phẩm nhãn của huyện Sông Mã tỉnh Sơn La tác giả đã đề xuất được năm nhóm giải pháp cơ bản để đẩy mạnh phát triển thương hiệu sản phẩm nhãn từ đó góp phần phát triển kinh tế của huyện Sông Mã nói riêng và tỉnh Sơn La nói chung. Từ khoá Nhãn Sông Mã thương hiệu xây dựng thương hiệu phát triển thương hiệu. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sông Mã là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Tây Nam của tỉnh cách trung tâm thành phố Sơn La 110 km có diện tích đất tự nhiên là 163.922 3 ha 1 . Huyện Sông Mã nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa đất đai rộng lớn màu mỡ nguồn lao động dồi dào khí hậu phù hợp cho phát triển các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao như nhãn xoài và các loại cây có múi Cây nhãn được người dân từ tỉnh Hưng Yên đi xây dựng kinh tế mới mang lên trồng ở huyện Sông Mã từ những năm 1960. Ban đầu cây nhãn được trồng mang tính chất tự phát chủ yếu ở các bản ven 2 bờ Sông Mã thuộc các xã Nà Nghịu Chiềng Sơ Chiềng Khoong nơi có người dân Hưng Yên sinh sống. Thực hiện chủ trương của tỉnh về phát triển cây ăn quả trên đất dốc với lợi thế đất pha cát bồi từ dòng Sông Mã khí hậu nóng ẩm rất thích .