Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu, chế tạo cảm biến áp lực hữu cơ màng mỏng PU định hướng ứng dụng cho IoT

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Mục tiêu của luận án là nghiên cứu chế tạo cảm biến áp lực hữu cơ có đặc tính tốt, công suất thấp với công nghệ chế tạo đơn giản và có diện tích rộng để triển khai được nhiều ứng dụng; đề xuất thiết kế cảm biến áp lực mềm dẻo, đặc tính tốt sử dụng vật liệu hữu cơ được chế tạo bằng công nghệ phù hợp với trang thiết bị có sẵn trong nước; nâng cao hiệu năng của cảm biến bằng cách kết hợp với OTFT thường đóng; triển khai một số nút IoT cơ bản để thu thập dữ liệu từ cảm biến áp lực hữu cơ. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ KHỔNG ĐỨC CHIẾN NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO CẢM BIẾN ÁP LỰC HỮU CƠ MÀNG MỎNG PU ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHO IoT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI - NĂM 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ QUỐC PHÒNG HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ KHỔNG ĐỨC CHIẾN NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO CẢM BIẾN ÁP LỰC HỮU CƠ MÀNG MỎNG PU ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG CHO IoT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT Chuyên ngành KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ Mã số 9 52 02 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS ĐÀO THANH TOẢN PGS. TS HOÀNG VĂN PHÚC HÀ NỘI - NĂM 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án và các kết quả trình bày trong luận án là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của các cán bộ hướng dẫn. Các số liệu kết quả trình bày trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào trước đây. Các kết quả sử dụng tham khảo đều đã được trích dẫn đầy đủ và theo đúng quy định. Hà Nội ngày 19 tháng 5 năm 2021 Tác giả Khổng Đức Chiến LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tập thể hướng dẫn khoa học cho luận án này là PGS. TS Đào Thanh Toản và PGS. TS Hoàng Văn Phúc. Những định hướng nghiên cứu và sự hỗ trợ đắc lực của các thầy là điều kiện quan trọng để tôi hoàn thành luận án này. Xin gửi cảm ơn chân thành các thầy cô giáo trong Bộ môn Kỹ thuật Vi xử lý Học viện KTQS vì những đóng góp chuyên môn hỗ trợ và giúp đỡ nghiên cứu sinh trong quá trình nghiên cứu. Bên cạnh đó tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Bộ môn Kỹ thuật Điện tử Đại học GTVT đã vì đã tạo điều kiện cơ sở vật chất phòng thí nghiệm trong quá trình nghiên cứu của nghiên cứu sinh. Tôi xin gửi lòng biết ơn tới GS. Heisuke Sakai Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Nhật Bản JAIST và Đại học Kokushikan-Nhật Bản Quỹ Phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia NAFOSTED thông qua đề tài mã số 103.02-2017.34 vì những trao đổi chuyên môn hỗ trợ thí nghiệm và tài trợ một phần kinh phí cho quá trình nghiên cứu của tôi. Tôi dành những tình cảm và sự trân trọng để gửi tới chỉ huy và các đồng nghiệp

TÀI LIỆU LIÊN QUAN