Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Mục tiêu giáo dục phổ thông gắn với xây dựng trường học hạnh phúc – nhìn từ thực tiễn giáo dục Việt Nam
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết đề xuất các biện pháp thực hiện hiệu quả mục tiêu giáo dục phổ thông Việt Nam theo hướng giáo dục toàn diện gắn với xây dựng trường học hạnh phúc, nhằm phát triển tiềm năng, năng lực và phẩm chất, hoàn thiện nhân cách cá nhân và đồng thời hài hòa với mục tiêu xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo! | TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 45 2020 113 MỤC TIÊU GIÁO DỤC PHỔ THÔNG GẮN VỚI XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC HẠNH PHÚC NHÌN TỪ THỰC TIỄN GIÁO DỤC VIỆT NAM Trần Duy Lượng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt Mục tiêu giáo dục là vấn đề cốt lõi trọng tâm của hệ thống giáo dục các nước trên thế giới nhằm xây dựng mẫu hình nhân cách chuẩn mực lý tưởng đáp ứng yêu cầu xã hội. Xu hướng mục tiêu giáo dục các nước tiên tiến trong thế kỷ XXI hướng đến phát triển toàn diện phẩm chất năng lực người học vừa phát triển hoàn thiện nhân cách cá nhân vừa đáp ứng yêu cầu xã hội. Việc thực hiện mục tiêu giáo dục nhất thiết phải gắn bó chặt chẽ với môi trường giáo dục thể hiện tính sư phạm chuẩn mực và thân thiện ở nhà trường. Bài viết đề xuất các biện pháp thực hiện hiệu quả mục tiêu giáo dục phổ thông Việt Nam theo hướng giáo dục toàn diện gắn với xây dựng trường học hạnh phúc nhằm phát triển tiềm năng năng lực và phẩm chất hoàn thiện nhân cách cá nhân và đồng thời hài hòa với mục tiêu xã hội. Từ khóa Giáo dục giáo dục phổ thông mô hình mục tiêu trường học hạnh phúc. Nhận bài ngày 18.10.2020 gửi phản biện chỉnh sửa duyệt đăng ngày 28.10.2020 Liên hệ tác giả Trần Duy Lượng Email tranluongmath2010@gmail.com 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục là nhằm truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng và lối sống bồi dưỡng tư tưởng và đạo đức cần thiết cho đối tượng giúp hình thành và phát triển năng lực phẩm chất nhân cách phù hợp với mục đích mục tiêu chuẩn bị cho đối tượng tham gia lao động sản xuất và đời sống xã hội . Giáo dục có 3 chức năng cơ bản Chức năng kinh tế - sản xuất Chức năng chính trị - xã hôi Chức năng tư tưởng - văn hóa. Từ nội hàm của giáo dục và các chức năng cơ bản của giáo dục có thể khẳng định vai trò to lớn đặc biệt quan trọng của giáo dục đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nền giáo dục của các nước trên thế giới đều chú trọng xây dựng mục tiêu giáo dục cho hệ thống giáo dục của quốc gia mình. Mục tiêu giáo dục là một hệ thống các chuẩn mực của một mẫu .