Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi thực hành các thí nghiệm khoa học đơn giản hiệu quả

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là xây dựng một số biện pháp đưa các thí nghiệm khoa học đơn giản vào giảng dạy để đạt hiệu quả hơn cho trẻ 3 - 4 tuổi trong trường mầm non. Mời các bạn cùng tham khảo! | I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1. Cơ sở lý luận Trong chương trình đổi mới ngành giáo dục mầm non xác định mục tiêu đào tạo là nhằm hình thành ở trẻ những chức năng năng lực của con người phát triển tối đa tiềm năng vốn có hình thành những giá trị những kỹ năng sống cần thiết cho bản thân phù hợp với yêu cầu của gia đình và xã hội chuẩn bị tốt cho trẻ vào giai đoạn sau. Tổ chức cho trẻ tìm hiểu khám phá môi trường xung quanh là một trong những nhiệm vụ cơ bản để đạt được mục tiêu đó. Trong đó khám phá khoa học là một nội dung quan trọng nhằm hình thành cho trẻ những biểu tượng đúng đắn về các hiện tượng khoa học tự nhiên trong cuộc sống góp phần phát triển ở trẻ năng lực quan sát năng lực tư duy vốn sống thực tiễn. Hiện nay các trường mầm non cũng đã bắt đầu chú trọng đên việc đầu tư các trang thiết bị phòng học để tạo ra môi trường phù hợp cho cô và trẻ cùng trải nghiệm khám phá môi trường xung quanh khám phá khoa học qua các thí nghiệm đơn giản. Thực tế cho thấy đây là hoạt động là hầu như tất cả trẻ đều thích thú và mong muốn được tham gia nhiều nhất. Tuy nhiên bên cạnh những đầu tư về cơ sở vật chất trang thiết bị thì điều quan trọng đòi hỏi mỗi giáo viên phải nhận thức và tổ chức tốt được các hoạt động cho trẻ tham gia. Với kinh nghiệm chăm sóc giáo dục trẻ Mẫu giáo bé nhiều năm tôi nhận thấy việc sử dụng phương pháp thí nghiệm khi tổ chức cho trẻ 3-4 tuổi làm quen với khoa học tự nhiên vẫn còn hạn chế đa phần giáo viên chưa ý thức đúng đắn về vị trí ý nghĩa của phương pháp thí nghiệm cho trẻ. Vì vậy khi tổ chức cho trẻ tìm hiểu về các hiện tượng khoa học hiện tượng tự nhiên vẫn còn áp đặt trẻ đưa ra kiến thức yêu cầu trẻ nhắc lại chưa quan tâm đến việc giúp trẻ tìm hiểu kiến thức thông qua trải nghiệm trực tiếp. Giaó viên còn lúng túng trong việc thiết kế và sử dụng các thí nghiệm linh hoạt mang tính phát triển phù hợp với đặc điểm của trẻ và điều kiện thực tế của trường lớp. Do vậy hoạt động khám phá thế giới xung quanh đối với trẻ con chưa đạt được hiệu quả cao .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN