Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Quan hệ thương mại giữa Nhật Bản với Singapore và Malaysia từ cuối thế kỷ XIX đến những năm 30 của thế kỷ XX
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Xuyên suốt quá trình phát triển của lịch sử, mối quan hệ giữa Nhật Bản và Đông Nam Á đã trải qua những bước thăng trầm. Đến cuối thế kỷ XIX, Nhật Bản sau gần một thế kỷ “đóng cửa”, qua cuộc cải cách Minh Trị đã có những biến đổi tích cực và mang lại nhiều thành tựu lớn, giúp Nhật Bản không những đứng vững trước ngoại xâm mà còn phát triển kinh tế. Mời các bạn cùng tham khảo! | QUAN HỆ THƢƠNG MẠI GIỮA NHẬT BẢN VỚI SINGAPORE VÀ MALAYSIA TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN NHỮNG NĂM 30 CỦA THẾ KỶ XX Trần Thị Kiều Oanh Khoa Nhật Bản học Đại học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh Việt Nam TÓM TẮT Nhật Bản và Đông Nam Á có mối quan hệ thƣơng mại từ rất sớm. Vào thế kỷ XVI - XVII các Châu Ấn thuyền của Nhật Bản đã đến buôn bán tại các nƣớc Đông Nam Á và đã lập nên những con phố Nhật nổi tiếng Nihon machi . Xuyên suốt quá trình phát triển của lịch sử mối quan hệ giữa Nhật Bản và Đông Nam Á đã trải qua những bƣớc thăng trầm. Đến cuối thế kỷ XIX Nhật Bản sau gần một thế kỷ đóng cửa qua cuộc cải cách Minh Trị đã có những biến đổi tích cực và mang lại nhiều thành tựu lớn giúp Nhật Bản không những đứng vững trƣớc ngoại xâm mà còn phát triển kinh tế. Ngƣợc lại trong khoảng thời gian này hầu hết các nƣớc Đông Nam Á đang chịu sự đô hộ của các nƣớc phƣơng Tây. Trong đó Malaysia và Singapore nằm dƣới quyền kiểm soát của thực dân Anh. Với chính sách cai trị tƣơng đối thông thoáng của thực dân Anh và chính sách hƣớng Nam của Nhật cùng với vị trí địa lý điều kiện tự nhiên thuận lợi tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng của hai nƣớc Malaysia và Singapore đã tạo nên một mối quan hệ giao thƣơng tƣơng đối phát triển giữa hai bên trong giai đoạn này. Từ khóa Malaysia Nhật Bản quan hệ thƣơng mại Singapore thƣơng mại. 1. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUAN HỆ THƢƠNG MẠI GIỮA NHẬT BẢN VỚI MALAYSIA VÀ SINGAPORE 1.1. Vị trí địa lý điều kiện tự nhiên Malaysia nằm ở khu vực Đông Nam Châu Á có hai khu vực địa lý rõ rệt khu vực bán đảo Malaysia tiếp giáp với Thái Lan ở phía Bắc Singapore và Indonesia ở phía Nam khu vực phía Đông và bờ biển phía Tây đảo Borneo và vùng lãnh thổ liên bang Labuan tiếp giáp với Indonesia và Brunei. Malaysia là quốc gia duy nhất có lãnh thổ nằm cả trên lục địa châu Á và quần đảo Mã Lai. Kẹp giữa bán đảo Malaysia và đảo Sumatra là eo biển Malacca một trong các tuyến đƣờng quan trọng trong thƣơng mại toàn cầu. Singapore là quốc đảo nằm giữa Indonesia và Malaysia với .