Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật gieo ươm và chăm sóc cây Mun (Diospyros mun A.Chev. ex Lecomte) trong giai đoạn 06 tháng tuổi ở vườn ươm

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài nghiên cứu này xác định một số chỉ tiêu gieo ươm của hạt Mun bao gồm: trọng lượng 1.000 hạt, độ thuần, lượng nước tối thiểu của hạt, tỷ lệ nảy mầm kiểm nghiệm, tỷ lệ nảy mầm vườn ươm, thế nảy mầm. Xác định được công thức xử lý hạt, hỗn hợp ruột bầu, mức độ che sáng và liều lượng Đạm, loại đất và kích thước bầu. Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP amp PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - LÊ THANH HỒNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT GIEO ƯƠM VÀ CHĂM SÓC CÂY MUN Diospyros mun A.Chev. ex Lecomte TRONG GIAI ĐOẠN 06 THÁNG TUỔI Ở VƯỜN ƯƠM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HOC LÂM NGHIỆP Đồng Nai 2012 Hà nội 2012 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP amp PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - LÊ THANH HỒNG NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT GIEO ƯƠM VÀ CHĂM SÓC CÂY MUN Diospyros mun A.Chev. ex Lecomte TRONG GIAI ĐOẠN 06 THÁNG TUỔI Ở VƯỜN ƯƠM CHUYÊN NGÀNH LÂM HỌC MÃ SỐ 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. ĐỖ ANH TUÂN Đồng Nai 2012 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây nhu cầu về gỗ gia dụng gỗ xây dựng và gỗ nguyên liệu ngày một tăng. Trong khi đó nguồn cung cấp gỗ tự nhiên ngày một khan hiếm do rừng tự nhiên bị suy giảm. Do đó việc chọn loài cây trồng đặc biệt là các loài cây bản địa vừa đáp ứng được về mặt sinh thái vừa có giá trị kinh tế và đa dạng sinh học cao là một nội dung quan trọng nhằm hướng tới phát triển lâm nghiệp bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học. Mun Diospyros mun A.Chev. ex Lecomte thuộc họ Thị Ebenaceae là loài cây bản địa phân bố tự nhiên ở Hà Giang Lạng Sơn Tuyên Quang Hòa Bình Hà Tĩnh Quảng Bình Khánh Hòa Ninh Thuận 11 . Đây là loài cây gỗ nhỡ cao 10 15m đường kính 20 30cm 11 . Hiện đang thuộc nhóm loài quý hiếm cần bảo vệ EN Alc d Bl 2a và thuộc cả danh mục loài nguy cấp của IUCN. Loài này mọc chủ yếu ở vùng núi đá vôi hiện nay số lượng còn rất ít cạn kiệt vì bị khai thác quá mức và sinh cảnh bị mất đi do nạn phá rừng 12 . Gỗ Mun có màu đen tự nhiên thường được dùng làm đồ mỹ nghệ cao cấp làm đũa rất có giá trị. Do là loài cây có giá trị kinh tế cao nên các quần thể mọc tự nhiên của Mun bị tìm kiếm ráo riết để khai thác làm cho số lượng cá thể giảm sút rất nhanh. Mặt khác do khan hiếm về cây mẹ nên ít phát hiện thấy cây tái sinh tự nhiên vì vậy việc xác định nội dung kỹ thuật nhân giống để bảo tồn ngoại vi loài cây này là rất cần .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN