Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học lâm nghiệp: Nghiên cứu tác động của người dân xã Đức Bình, Đức Thuận đến tài nguyên rừng thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông, tỉnh Bình Thuận
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Đề tài làm rõ mối quan hệ giữa người dân sống gần rừng và tài nguyên rừng; đồng thời là cơ sở khoa học và thực tiễn cho chính quyền địa phương và Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Núi Ông đề ra các giải pháp bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP TRẦN MINH TUẤN NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA NGƯỜI DÂN XÃ ĐỨC BÌNH ĐỨC THUẬN ĐẾN TÀI NGUYÊN RỪNG THUỘC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NÚI ÔNG TỈNH BÌNH THUẬN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP Hà Nội 11. 2011 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP TRẦN MINH TUẤN NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA NGƯỜI DÂN XÃ ĐỨC BÌNH ĐỨC THUẬN ĐẾN TÀI NGUYÊN RỪNG THUỘC KHU BẢO TỒN THIÊN NHIÊN NÚI ÔNG TỈNH BÌNH THUẬN CHUYÊN NGÀNH LÂM HỌC MÃ SỐ 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. BÙI VIỆT HẢI Hà Nội 11.2011 1 MỞ ĐẦU Là một nước nhiệt đới với 3 4 diện tích đất đai là đồi núi trong đó có rừng Việt Nam rất giàu có về đa dạng sinh học. Nguồn tài nguyên này không những có vai trò quan trọng đối với toàn xã hội có ý nghĩa quốc gia mà còn là nguồn sinh kế chủ yếu của con người đặc biệt đối với các cộng đồng sống trong và gần rừng. Từ năm 1962 đến nay 2007 Việt Nam đã thành lập một hệ thống các khu rừng đặc dụng gồm hơn 105 Vườn quốc gia VQG và Khu Bảo tồn thiên nhiên KBTTN 9 . Hầu hết các VQG và KBTTN này nằm ở vùng núi và là nơi có các cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống. Vì vậy việc lợi dụng tài nguyên rừng để đáp ứng yêu cầu của cuộc sống đã và đang là một thực tiễn xảy ra hàng ngày hàng tháng ở những nơi này . Đối với người dân địa phương sống trong các vùng đệm của VQG hay KBTTN việc tác động vào rừng nhiều hay ít phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố kể cả tự nhiên kinh tế xã hội và văn hóa tôn giáo. Bắt đầu từ những thay đổi về vị trí nhà ở về thói quen chiếm hữu đất đai canh tác nguồn sản phẩm sẵn có từ rừng dẫn tới nhiều thay đổi khác liên quan tới tập quán canh tác sinh kế và văn hóa. Tài nguyên rừng TNR nguồn sống chủ yếu của người dân vùng núi bao đời nay dường như không còn là của họ. Trong khi đó các sinh kế tạo nguồn thu nhập khác chưa bù lại được sự thiếu hụt lớn lao này. Chính vì vậy đã có mâu thuẫn giữa VQG KBTTN và các cộng đồng địa phương. Khi chưa tìm .