Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Luận văn Thạc sĩ Khoa học Lâm nghiệp: Xác định biến động của một số chỉ tiêu sản lượng theo kích thước ô mẫu trong điều tra hệ thống rừng tự nhiên

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Nội dung chính của luận văn là xác định được biến động của một số chỉ tiêu như mật độ, tổng tiết diện ngang, trữ lượng theo diện tích ô mẫu hệ thống rừng tự nhiên. Lựa chọn diện tích ô điều tra hệ thống thích hợp theo trạng thái rừng tự nhiên. Xác định được tỷ lệ diện tích điều tra cho từng trạng thái rừng tự nhiên. Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - LƯƠNG THỊ PHƯƠNG XÁC ĐỊNH BIẾN ĐỘNG CỦA MỘT SỐ CHỈ TIÊU SẢN LƯỢNG THEO KÍCH THƯỚC Ô MẪU TRONG ĐIỀU TRA HỆ THỐNG RỪNG TỰ NHIÊN Chuyên ngành LÂM HỌC Mã số 60.62.60 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS. Vũ Tiến Hinh Hà Nội 2009 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng tự nhiên nước ta với 10 28 triệu hecta chiếm 81 52 tổng diện tích rừng Chiến lược phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2020 . Tuy nhiên cũng theo đánh giá trong Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006 - 2020 mặc dù rừng nước ta đã có sự tăng lên về số lượng song chất lượng còn quá thấp sự tăng trưởng của rừng có tính chất kém bền vững trong khi sức ép của con người về nhu cầu gỗ tự nhiên không ngừng tăng lên. Rừng tự nhiên nước ta bao gồm nhiều loài cây tổ thành phức tạp nhiều tầng tái sinh liên tục. Bản thân rừng đã phức tạp lại cộng thêm sự tác động liên tục của con người làm cho đối tượng này càng thêm biến động. Từ khi giá trị của rừng được sử dụng một cách triệt để có ý nghĩa thiết thực trong đời sống kinh tế của người dân và các tổ chức thì việc điều tra để nắm bắt một cách chính xác số lượng và chất lượng tài nguyên rừng là một yêu cầu tất yếu nhằm quy hoạch và tổ chức phát triển rừng. Công tác điều tra rừng nói chung và phương pháp điều tra rừng nói riêng đã có từ lâu nhưng trước một đối tượng phức tạp và biến động người ta luôn nghĩ cách làm thế nào để với một chi phí thấp nhất có thể đạt được các yêu cầu cơ bản của công tác điều tra. Trong điều tra xác định trữ lượng cũng như một số chỉ tiêu khác cho các lô rừng tự nhiên ở nước ta hiện nay thường sử dụng một trong hai phương pháp đó là phương pháp ô tiêu chuẩn điển hình và phương pháp ô hệ thống. Tuy nhiên về cơ bản cả hai phương pháp này đều có những hạn chế nhất định. Đối với phương pháp ô tiêu chuẩn điển hình khó khăn nhất là chọn vị trí đại diện cho lô rừng để đặt ô tiêu chuẩn đồng thời không xác định được sai số điều tra. Còn với phương pháp ô hệ .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN