Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Quyết định - Phát triển kinh tế, xã hội vùng Tây Nguyên thời kỳ 1996 - 2000 và 2010

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Điều 1. A. Vị trí, tiềm năng và lợi thế phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên Tây Nguyên có vị trí chiến lược hết sức quan trọng về kinh tế, chính trị và an ninh quốc phòng đối với cả nước. Việc bảo vệ, phát huy những lợi thế của Tây Nguyên về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, bao gồm cả khí hậu, rừng, đất đỏ Bazan, nguồn nước, những điều kiện thuận lợi khác cho phát triển nông lâm nghiệp - đặc biệt là các cây công nghiệp quan trọng., sẽ tạo ra được sự phát triển. | Bên cạnh những chuyển biến tích cực, kinh tế - xã hội Tây Nguyên vẫn còn nhiều vấn đề bất cập. Việc quản lý đất đai, tài nguyên môi trường còn nhiều thiếu sót. Tình trạng dân di cư tự do vẫn diễn biến phức tạp. Nạn chặt phá rừng xảy ra tại một số tỉnh, trong sáu tháng đã xảy ra hơn 876 vụ chặt phá, lấn chiếm đất rừng, làm thiệt hại 660 ha rừng, tăng 35% so với cùng kỳ. Tiến độ triển khai và giải ngân vốn các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia còn chậm, nhiều công trình thuộc Chương trình 135 chất lượng thấp, xuống cấp nhanh. Việc cho vay vốn sản xuất đối với các hộ dân một số tỉnh triển khai chưa đồng bộ, định mức vay hạn chế nên không đáp ứng yêu cầu. Tình trạng học sinh bỏ học tiếp tục xảy ra với số lượng hơn 9.000 học sinh các cấp, là vùng có tỷ lệ học sinh bỏ học cao nhất nước. Việc thực hiện một số quyết định của Thủ tướng Chính phủ tuy có kết quả tích cực, nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều vướng mắc, khó khăn, nên triển khai chậm, đó là các chương trình, dự án: Chương trình trồng mới 100 nghìn ha cao-su; dự án cấp điện cho các buôn làng dân tộc thiểu số chưa có điện; hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nhà ở và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo; công tác giao rừng, khoán bảo vệ rừng. Tại hội nghị, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, đại diện các bộ, ban, ngành, các tỉnh trong vùng và lân cận đã cung cấp thông tin và thảo luận nhiều nội dung quan trọng. Qua đó, Ban Chỉ đạo đã đề ra nhiều nhóm giải pháp trong việc thực hiện nhiệm vụ sáu tháng cuối năm 2009 với mục tiêu: Giữ vững an ninh biên giới và nội địa, ở địa bàn Tây Nguyên. Giữ vững tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu năm 2009 ở các tỉnh Tây Nguyên và các huyện miền núi của sáu tỉnh giáp Tây Nguyên.