Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Hình tượng “nhân vật nữ nổi loạn” trong tiểu thuyết của Nhất Linh (thời kì Tự lực văn đoàn)

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết này trình bày “vấn đề phụ nữ” với kiểu nhân vật nữ nổi loạn trong Tự lực văn đoàn và trong tiểu thuyết của Nhất Linh để cho thấy Nhất Linh công tâm nhìn nhận lại vai trò, vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội, bước đầu đặt nền móng cho những chặng đường xác lập bình đẳng giới và tiến tới nữ quyền trong văn học Việt Nam sau này. | TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 18 Số 7 2021 1191-1199 Vol. 18 No. 7 2021 1191-1199 ISSN 2734-9918 Website http journal.hcmue.edu.vn Bài báo nghiên cứu HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT NỮ NỔI LOẠN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NHẤT LINH THỜI KÌ TỰ LỰC VĂN ĐOÀN Nguyễn Thị Hoàng Mai Trường Phổ thông Năng khiếu Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Việt Nam Tác giả liên hệ Nguyễn Thị Hoàng Mai Email hoangmaiptnk@yahoo.com.vn Ngày nhận bài 31-3-2021 ngày nhận bài sửa 05-4-2021 ngày duyệt đăng 22-7-2021 TÓM TẮT Nhân vật nữ nổi loạn là kiến tạo mới của Nhất Linh phát triển hình tượng nhân vật nữ Việt Nam trong hệ quy chiếu với văn học truyền thống cho thấy sự nhạy bén của nhà cách tân trước những đổi mới của đời sống văn hóa xã hội tiền bán thế kỉ XX vấn đề phụ nữ. Bằng phương pháp nghiên cứu văn học sử và phương pháp nghiên cứu hệ thống bài viết này trình bày vấn đề phụ nữ với kiểu nhân vật nữ nổi loạn trong Tự lực văn đoàn và trong tiểu thuyết của Nhất Linh để cho thấy Nhất Linh công tâm nhìn nhận lại vai trò vị thế của người phụ nữ trong gia đình và xã hội bước đầu đặt nền móng cho những chặng đường xác lập bình đẳng giới và tiến tới nữ quyền trong văn học Việt Nam sau này. Đây là sự vận động mạnh mẽ và tiến bộ trong quan điểm thẩm mĩ cũng như tư duy nhận thức của nhà văn ghi lại một dấu ấn quan trọng trong tiến trình văn học nước nhà. Từ khóa bình đẳng giới Nhất Linh nhân vật nữ nổi loạn Tự lực văn đoàn vấn đề phụ nữ 1. Đặt vấn đề Con người là điểm xuất phát vừa là đối tượng khám phá chủ yếu vừa là cái đích cuối cùng của văn học đồng thời cũng là điểm quy chiếu và là thước đo giá trị của mọi vấn đề xã hội sự kiện và biến cố xã hội. Nguồn gốc sâu xa của tiến trình đổi mới văn học nói chung của một tác giả cách tân nói riêng đều bắt nguồn từ trong cảm hứng sáng tạo trong quan niệm nghệ thuật và trong tư duy nghệ thuật về con người. Trong bối cảnh xung đột và giao thoa mạnh mẽ văn hóa Đông Tây ở Việt .