Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích sự biến động giá và xác định hệ số cạnh tranh của một số nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Mục tiêu tổng quát của luận án là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến giá nông sản xuất khẩu và đo lường hệ số cạnh tranh về giá của một số nước xuất khẩu chủ lực so với Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu tổng quát của nghiên cứu, luận án xây dựng các mục tiêu cụ thể cần phải thực hiện như sau: Xem xét sự biến động giá và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động giá nông sản xuất khẩu; Đo lường hệ số cạnh tranh về giá giữa một số quốc gia xuất khẩu chủ lực; . | ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT . . PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG GIÁ VÀ XÁC ĐỊNH HỆ SỐ CẠNH TRANH CỦA MỘT SỐ NÔNG SẢN VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh Năm 2017 2 MỞ ĐẦU 1.Tính cần thiết của đề tài Cho dù vẫn còn nhiều tranh cãi về lợi ích của các quốc gia trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu thương mại quốc tế vẫn ngày càng tăng trưởng. Là một trong những quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu trên thế giới Việt Nam đã có quan hệ thương mại với hơn 200 quốc gia và ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào nền kinh tế thế giới. Đối với Việt Nam tính trong năm 2015 nhờ vào xuất khẩu nông- lâm-thuỷ-hải sản ra các nước đã mang lại trị giá xuất khẩu hơn 30 tỷ đô la chiếm 14 trong tổng giá trị xuất khẩu của tất cả các mặt hàng ngoại trừ xăng dầu và khoáng sản Tổng cục Thống kê 2016 . Nếu xét theo lý thuyết kinh tế vi mô giá của hàng hóa này sẽ bị ảnh hưởng bởi giá của các hàng hóa liên quan cũng như bởi các ảnh hường đến cung và cầu của chính hàng hóa đó chẳng hạn như giá dầu có hiệu ứng lan tỏa lên thị trường cà phê và ca cao Maurice và Davis 2011 . Một vấn đề khác trong cạnh tranh thương mại là cạnh tranh về giá hay về lượng. Theo Carlton và Perloff 2000 nếu không có người dẫn dắt thị trường sẽ rất khó khăn khi xem xét giá được quyết định như thế nào nếu các doanh nghiệp ưu tiên cạnh tranh về lượng mô hình Cournot hơn cạnh tranh về giá mô hình Bertrand . Tuy nhiên Dufwenberg và Gneezy 1999 cho rằng các giải pháp từ mô hình cạnh tranh giá rất hiệu quả khi thị trường có nhiều hơn hai người hai quốc gia tham gia xuất khẩu. Chịu ảnh hưởng từ các yếu tố tác động đến sự biến động giá nông sản cũng như đến hệ số cạnh tranh về giá giữa một số nước xuất khẩu nông sản hàng đầu trên thế giới là vấn đề cần thiết đối với mỗi quốc gia. Việt Nam cũng không ngoại lệ khi xuất khẩu nông sản cũng ảnh hưởng đến hơn 15 triệu hộ gia đình sản xuất. Xuất phát từ vai trò quan trọng của giá nông sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế nhằm

TÀI LIỆU LIÊN QUAN