Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Giáo trình Luật hành chính Việt Nam: Phần 2 - PGS.TS Nguyễn Duy Phương

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Nối tiếp phần 1, Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam (Tái bản năm 2018): Phần 2 có nội dung trình bày Địa vị pháp lý của cơ quan hành chính nhà nước, địa vị pháp lý hành chính của cán bộ, công chức, quy chế pháp lý hành chính của các tổ chức xã hội, quy chế pháp lý hành chính của công dân Việt Nam, người nước ngoài, người không quốc tịch, vi phạm hành chính và xử lý vi phạm hành chính. | CHƯƠNG VII. ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC CHƯƠNG VII ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1.1. Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định bộ máy nhà nước gồm bốn phân hệ cơ quan Cơ quan quyền lực nhà nước cơ quan hành chính nhà nước cơ quan kiểm sát cơ quan xét xử. Như vậy cơ quan hành chính nhà nước là một bộ phận cấu thành bộ máy nhà nước do Nhà nước lập ra để thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Cơ quan hành chính nhà nước có một hệ thống từ trung ương đến địa phương đứng đầu là Chính phủ - cơ quan chấp hành và hành chính cao nhất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cơ quan hành chính nhà nước là một loại cơ quan nhà nước nên nó có các đặc điểm chung như mọi cơ quan khác trong bộ máy nhà nước. 1.2. Đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước 1.2.1. Những đặc điểm chung của cơ quan hành chính nhà nước Cơ quan hành chính nhà nước cũng có những đặc điểm giống các cơ quan nhà nước khác đó là - Cơ quan hành chính nhà nước nhân danh Nhà nước khi tham gia các quan hệ pháp luật. Cơ quan hành chính nhà nước có quyền 119 Giáo trình LUẬT HÀNH CHÍNH VIỆT NAM nhân danh Nhà nước khi tham gia vào các quan hệ pháp luật nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý với mục đích hướng tới lợi ích công. Biểu hiện của tính quyền lực nhà nước đó là Cơ quan hành chính nhà nước có quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật như nghị định quyết định chỉ thị và có thể được áp dụng những biện pháp cưỡng chế hành chính nhà nước nhất định. - Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có cơ cấu tổ chức phù hợp với chức năng nhiệm vụ quyền hạn do pháp luật quy định. - Cơ quan hành chính nhà nước được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. 1.2.2. Những đặc điểm riêng của cơ quan hành chính nhà nước Ngoài các đặc điểm trên cơ quan hành chính còn có những đặc điểm mà các cơ quan nhà nước khác không có đó là Thứ nhất cơ .