Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Chính sách quản lý giảng viên các trường đại học Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ

Bài viết này tập trung nghiên cứu về giáo dục đại học và chính sách quản lý quản lý đội ngũ giảng viên các trường đại học Trung Quốc từ đó gợi ý bài học cho Việt Nam. Mời các bạn tham khảo! | 576 CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM Đỗ Thị Thu Hằng1 Nguyễn Thanh Lý Vũ Thị Thúy Hằng Phạm Văn Thuần Nguyễn Thị Na Tóm tắt Việt Nam và Trung Quốc là hai nước có nhiều điểm tương đồng về văn hóa thể chế chính trị và xã hội do vậy các vấn đề gặp phải của hai nước trong quá trình phát triển có nhiều điểm giống nhau. So với Việt Nam Trung Quốc là nước thực hiện chính sách đổi mới nói chung và thực thi cải cách giáo dục đại học sớm hơn Việt Nam hơn 10 năm. Chính vì vậy trong quá trình phát triển và thực thi chính sách quản lý giáo dục và quản lý đội ngũ giảng viên của Trung Quốc có nhiều kinh nghiệm đáng để Việt Nam nghiên cứu học tập. Bài viết này tập trung nghiên cứu về giáo dục đại học và chính sách quản lý quản lý đội ngũ giảng viên các trường đại học Trung Quốc từ đó gợi ý bài học cho Việt Nam. Từ khóa chính sách quản lý đội ngũ giảng viên bài học kinh nghiệm. 1. Giáo dục đại học và Chính sách phát triển giảng viên ở Trung Quốc Trung Quốc thực hiện cải cách và mở cửa chính sách vào năm 1978. Trong thời gian 40 năm đổi mới đời sống kinh tế và xã hội của Trung Quốc đã có những thay đổi đột phá. Ngay từ những năm đầu của quá trình cải cách Đảng Cộng sản và Quốc Vụ viện Trung Quốc đã rất coi trọng sự nghiệp giáo dục đại học do đó ngay từ đầu giáo dục đại học của Trung Quốc đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. 1 Khoa Quản lý giáo dục Trường ĐHGD-ĐHQGHN. CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRUNG QUỐC VÀ. 577 Từ năm 1949 khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập đến nay sự nghiệp giáo dục Trung Quốc đã trải qua gần 70 năm phát triển. Nhìn lại chặng đường này Zhang Letian 2009 cho rằng chính sách và việc thực thi chính sách là yếu tố quyết định hướng đi và tốc độ phát triển giáo dục. Hơn nữa mỗi bước đi tiếp theo của sự nghiệp giáo dục đều không thể tách rời khỏi những chính sách định hướng của Đảng và nhà nước. Có thể nói trên mọi phương diện ở mọi bậc học với mọi thời kỳ các .